Kinh Thi Truyện

Trang Tử (莊子)

Trang Tử (tiếng Hán: 莊子; ~369290 trước CN[1]) là một triết gia và tác gia Đạo giáo. Tên thật của ông là Trang Chu (莊周) và tác phẩm của ông sau đều được gọi là Trang Tử. Ông còn có tên là Mông Lại (蒙吏), Mông Trang (蒙莊) hay Mông Tẩu (蒙叟). Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.

莊子(約前369年—前286年),名周,戰國時代宋國蒙(今安徽蒙城人,另說河南商丘)人。著名思想家、哲學家、文學家,是道家學派的代表人物,老子思想的繼承和發展者。後世將他與老子並稱為「老莊」。他也被稱為蒙吏、孟莊和孟叟。莊子流传后世的著作集也称为《莊子》,但《莊子》未必全出於其手。

Trang Tử (khoảng 369 năm trước – trước khi 286), tên Chu, vào thời Chiến qốc, Song Meng (nay là An Huy Mengcheng người, và người kia nói Thương Khâu) người. Nhà tư tưởng triết học, nhà văn, là đại diện của trường phái Đạo gia, tôi nghĩ về sự kế thừa và phát triển của những. Sau đó, ông và tôi sẽ được biết đến như là “Lao”. Ông còn được gọi là các quan chức Mông Cổ, và người đàn ông Meng Mengzhuang cũ. Trang Tử của tác phẩm lưu truyền hậu thế để thiết lập, còn được gọi là “Zhuangzi”, nhưng “Zhuangzi” có thể không hoàn toàn ra khỏi bàn tay của họ.

很多年前,庄子和他的朋友惠子在河边进行了一场关于快乐的辩论:

  庄子与惠子游于濠梁之上。庄子曰:“儵鱼出游从容,是鱼之乐也?”惠子曰:“子非鱼,安知鱼之 乐?”庄子曰:“子非我,安知我不知鱼之乐?”惠子曰:“我非子,固不知子矣;子固非鱼也,子之不知鱼之乐,全矣。”庄子曰:“请循其本。子曰‘汝安知鱼 乐’云者,既已知吾知之而问我。我知之濠上也。”(《庄子·至乐》)

  他们辩论的核心不是鱼,而是关乎快乐,洋溢着浓郁的人文情怀。清净无为的庄子,他的快乐来源于自 然。他的理念更接近老子,更接近那种“天地有大美而不言”的境界。当我们读《庄子·逍遥游》的时候,会惊叹于他那天马行空的想象:北冥的鱼可以化而为鸟, 鸟的翅膀“若垂天之云。”他可以在一株“大枝臃肿不中绳墨,小枝卷曲不中规矩”的大树下“彷徨乎无为其侧,逍遥乎寝卧其下。”也可以想象秋水降落的时候 “百川灌河;泾流之大,两涘渚崖之间,不辨牛马。”(《庄子·秋水》)

  不难发现,庄子想象的对象全来自大自然,他的快乐来自对大自然的感悟。这些大自然的事物给他带来 了快乐,带来了愉悦的审美享受。他不同于孔子的“礼乐”之美:“吾闻韶,尽美也,又尽善也。”(《论语·八佾》)可以说,庄子更契合大自然那种粗犷之美。 而且更难得的是,他从大自然中获得了快乐,第一个把大自然之美进行思辨,并著诸竹帛,传于后世。

  在中国传统文化和人格修养中,和儒家的孔子一样,庄子的思想也深刻影响了一代代的文人士大夫。中 国的士大夫们常常在进退之间徘徊,在儒家“入世”与庄子道家“出世”之间徘徊。往往在离开或者遭到朝廷庙堂排斥的时候复归于江湖,复归于大自然的山水田 园,复归于庄子给他们构筑的精神世界。像留下了众多优美田园诗篇的孟浩然,像写下千古名篇《前赤壁赋》《后赤壁赋》的苏轼……不胜枚举。他们“达则兼济天 下,穷则独善其身”,而这“独善其身”则是个人人格的修养和陶冶,孟子说过“得志,泽加于民;不得志,修身见于世”(《孟子·告子下》)他们在自然里、在 田园里、在庄子构筑的精神世界里“修身见于世”。

  知鱼之乐,乐在其中矣。知鱼湖的水很清澈,鱼儿在水里快乐地遨游,林木掩映着湖水,阳光洒在水面上,微风一吹,湖面波光粼粼。人们在水边感悟这大自然的恩赐,澄澈的湖水洗净了都市的喧嚣与浮躁,照亮了人们的内心。

  责任编辑:李宇岚

Ngận đa niên tiền,trang tử hòa tha đích bằng hữu huệ tử tại hà biên tiến hành liễu nhất trường quan ư khoái lạc đích biện luận:

Trang tử dữ huệ tử du ư hào lương chi thượng。Trang tử viết: “? ngư xích du tùng dung,thị ngư chi lạc dã?” Huệ tử viết: “tử phi ngư,an tri ngư chi lạc?” Trang tử viết: “tử phi ngã,an tri ngã bất tri ngư chi lạc?” Huệ tử viết: “ngã phi tử,cố bất tri tử hĩ;tử cố phi ngư dã,tử chi bất tri ngư chi lạc,toàn hĩ。” Trang tử viết: “thỉnh tuần kì bổn。Tử viết ‘nhữ an tri ngư lạc ’vân giả,ký dĩ tri ngô tri chi nhi vấn ngã。Ngã tri chi hào thượng dã。” ( 《Trang tử·chí lạc》 )

Tha môn biện luận đích hạch tâm bất thị ngư,nhi thị quan hồ khoái lạc,dương dật trước nùng uất đích nhân văn tình hoài。Thanh tịnh vô vi đích trang tử,tha đích khoái lạc lai nguyên vu tự nhiên。Tha đích lý niệm canh tiếp cận Lão Tử,canh tiếp cận na chủng “thiên địa hữu đại mỹ nhi bất ngôn” đích cảnh giới。Đương ngã môn độc 《trang tử·tiêu dao du》 đích thời hậu,hội kinh thán ư tha na thiên mã hành không đích tưởng tượng:bắc minh đích ngư khả dĩ hóa nhi vi điểu,điểu đích sí bàng “nhược thùy thiên chi vân。” Tha khả dĩ tại nhất chu “đại chi ung thũng bất trung thằng mặc,tiểu chi quyển khúc bất trung quy củ” đích đại thụ hạ “phảng hoàng hồ vô vi kì trắc,tiêu dao hồ tẩm ngọa kì hạ。” Dã khả dĩ tưởng tượng ? thủy giáng lạc đích thời hậu “bách xuyên quán hà;kính lưu chi đại,lưỡng sĩ chử nhai chi gian,bất biện ngưu mã。” ( Trang tử thu thủy )

Bất nan phát hiện,trang tử tưởng tượng đích đối tượng toàn lai tự đại tự nhiên,tha đích khoái lạc lai tự đối đại tự nhiên đích cảm ngộ。Giá ta đại tự nhiên đích sự vật cấp tha đái lai liễu khoái lạc,đái lai liễu du duyệt đích thẩm mỹ hưởng thụ。Tha bất đồng ư Khổng Tử đích “lễ nhạc” chi mỹ: “ngô văn thiều,tẫn mỹ dã,hựu tẫn thiện dã。” ( 《Luận Ngữ·bát dật》 ) khả dĩ thuyết,trang tử canh khế hợp đại tự nhiên na chủng thô quánh chi mỹ。Nhithả canh nan đắc đích thị,tha tùng đại tự nhiên trung hoạch đắc liễu khoái lạc,đệ nhất cá bả đại tự nhiên chi mỹ tiến hành tư biện,tịnh trước chư trúc bạch,truyền ư hậu thế。

Tại Trung Quốc truyền thống văn hóa hòa nhân cách tu dưỡng trung,hòa nho gia đích Khổng Tử nhất dạng,trang tử đích tư tưởng dã thâm khắc ảnh hưởng liễu nhất đại đại đích văn nhân sĩ đại phu。Trung Quốc đích sĩ đại phu môn thường thường tại tiến thối chi gian bồi hồi,tại Nho Gia “nhập thế” dữ trang tử Đạo Gia “xích thế” chi gian bồi hồi。Vãng vãng tại ly khai hoặc giả tao đáo triều đình miếu đường bài xích đích thời hậu phục quy ư giang hồ,phục quy ư đại tự nhiên đích sơn thủy điền viên,phục quy ư trang tử cấp tha môn cấu trúc đích tinh thần thế giới。Tượng lưu hạ liễu chúng đa ưu mỹ điền viên thi thiên đích mạnh hạo nhiên,tượng tả hạ thiên cổ danh thiên 《tiền xích bích phú》 《hậu xích bích phú》 đích tô thức ……bất thắng mai cử。Tha môn “đạt tắc kiêm tể thiên hạ,cùng tắc độc thiện kỳ thân” ,nhi giá “độc thiện kỳ thân” tắc thị cá nhân nhân cách đích tu dưỡng hòa đào dã,Mạnh Tử thuyết quá “đắc chí,trạch gia ư dân;bất đắc chí,tu thân kiến vu thế” ( 《Mạnh Tử·cáo tử hạ》 ) tha môn tại tự nhiên lý、tại điền viên lý、tại trang tử cấu trúc đích tinh thần thế giới lý “tu thân kiến vu thế” 。
Tri ngư chi lạc,lạc tại kỳ trung hĩ。Tri ngư hồ đích thủy ngận thanh triệt,ngư nhân tại thủy lý khoái lạc địa ngao du,lâm mộc yểm ánh trước hồ thủy,dương quang sái tại thủy miến thượng,vi phong nhất xuy,hồ miến ba quang ? ?。Nhân môn tại thủy biên cảm ngộ giá đại tự nhiên đích ân tứ,trừng triệt đích hồ thủy tẩy tịnh liễu đô thị đích huyên hiêu dữ phù táo,chiếu lượng liễu nhân môn đích nội tâm。

Nguồn sưu tập

Kinh Thi Truyện

Khổng Tử (孔 丘)

Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子;[1] 27 tháng 8 âm, 551 – 479 TCN)[2] là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.[3][4][5]

Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện cách ngôn ngắn”, được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).[6][7]

Chân dung Đức Khổng Phu Tử

孔 丘(前551年~前479年),字仲尼。春秋时期鲁国人。孔子是我国古代伟大的思想家和教育家,儒家学派创始人,世界最著名的文化名人之一。编撰了我国第 一部编年体史书《春秋》。据有关记载,孔子出生于鲁国陬邑昌平乡(今山东省曲阜市东南的南辛镇鲁源村);孔子逝世时,享年73岁,葬于曲阜城北泗水之上, 即今日孔林所在地。孔子的言

Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)

(Luận Ngữ)

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ[8] (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. ‘Tử’ ngoài ý nghĩa là ‘con’ ra còn có nghĩa là “Thầy”. Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.

Nguồn sưu tập

Kinh Thi Truyện

Bài biên sọan: Tứ Thư Ngũ Kinh 2

Tứ Thư Ngũ Kinh: Những tinh hoa 9 bộ sách học của các ông Nghè Tiến sĩ VN thuở xưa

» Tác giả: Hồ Quí Chương
» Dịch giả:
» Thể lọai: Biên khảo
» Số lần xem: 3902

1. Tứ Thư Ngũ Kinh: Những tinh hoa 9 bộ sách học của các ông Nghè Tiến sĩ VN thuở xưa Cựu học sinh Trung học Petrus Ký Sài gònNgày xưa bằng Đường Tơ Lụa, người Á Rập đến Trung Hoa học nghề in, nghề chế thuốc súng, rồi Á Rập dạy lại các nghề đó cho người Âu. Ngày nay thế kỷ 20, Trung Hoa “học” từ Mỹ, Nga về nguyên tử không gian… nhưng Trung Hoa vẫn luôn luôn đề phòng chống lại âm mưu có hại cho dân tộc họ từ Nga Mỹ. Thì quá khứ có giai đoạn nào đó, tổ tiên ta đã “học” đạo lý triết học từ Trung Hoa cũng là chuyện bình thường của văn minh tiến bộ và các cụ cũng luôn đề phòng âm mưu xâm lược, đồng hóa của Trung Hoa.

Lịch sử văn minh thế giới là học hỏi nhau tiến bộ, sáng tạo rồi tiêu diệt nhau. “Cá lớn nuốt cá bé”. Chỉ có lòng yêu nước, sáng suốt, Cương Nhu đúng lúc mới tự bảo vệ để dân tộc sống còn.

Qua tài liệu tham khảo của các sử gia, các nhà Khổng học VN: Trung Quốc Sử Cương của Phan Khoang, Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, Lịch sử Văn Minh Thế giới, Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa, Luận Ngữ, Kinh Dịch, Trung Dung, của học giả Nguyễn Hiến Lê, Kinh Thi của giáo sư Tạ Quang Phát dịch giải… xin ôn sơ lược chương trình giáo dục cao đẳng ngày xưa ở nước ta.

Tôi không dám phân tách phê bình một chủ đề văn hóa phức tạp sâu xa, mà chỉ cô đọng sơ sài chia sẻ vài nét căn bản về 9 môn học chính của các thế hệ giám sinh (student) Việt Nam (VN) đã trải dài 850 năm đến các bạn trẻ hải ngoại. Thời ấy sau khi đỗ hương cống còn gọi cử nhân, các ông phải tiếp tục học hành khó khăn thêm khoảng 4 năm nữa, mới mong thành ông Nghè, Tiến Sĩ. Chương trình giáo dục nặng văn thơ, đạo đức, luận lý, chính trị, xã hội… có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ. Điều này không thể chối cãi được, đã đóng góp phần lớn cho văn hóa nước nhà. Các nhà khoa bảng VN ngày xưa thừa biết dã tâm bành trướng đế quốc nên hận ghét chính sách đồng hóa của các đế quyền Trung Hoa, cũng phải trân quý đạo lý minh triết từ các nhà tư tưởng xứ sở đó, các cụ gọi là “đạo Thánh Hiền”.

Đồng thời qua sử liệu gốc từ Trung Hoa sẽ giải thích sơ lược một cách khách quan, thắc mắc của giới trẻ Việt di tản: Từ xa xưa, trước khi đến định cư ở Bắc phần VN, tổ tiên ta sinh sống nơi đâu? Sống như thế nào? Nhờ các sử liệu đó chúng ta sẽ thông hiểu được một số tâm tình tổ tiên qua ca dao thi nhạc từ 3000 năm trước. Sau đó tìm hiểu các cụ đã học được điều chi từ người Tàu để xây dựng văn hóa, bảo vệ xứ sở? Song song, nếu chúng ta biết thêm vài điều độc đáo lịch sử Trung Hoa thuở hồng hoang cổ đại cũng để thán phục họ, một dân tộc lớn láng giềng đã có một nền văn hóa cổ khá cao. Xin mời! Chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược :

A – Sơ lược Trường Quốc Tử Giám Thăng Long.

B – Tứ Thư Ngũ Kinh ở vị trí nào trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa?

C – Ngũ Kinh : Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lể, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch

D – Tứ thư : Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung

E – Vài ưu điểm độc đáo nhất, vài khuyết điểm nặng nề

F – Lời kết
Tứ Thư, Ngũ Kinh là 9 bộ sách kinh điển nhà Nho Trung Hoa. Mỗi bộ là một thiên đạo triết sâu xa, dành cho các nhà khoa bảng thâm Nho Trung Hoa Việt Nam nghiên cứu. Gần 9 thế kỷ liên tục Quốc Tử Giám (QTG) Thăng Long và Huế dùng 9 bộ sách này làm các môn học chính dạy các giám sinh (student) thi Đình. Đỗ thi Đình, kỳ thi cao cấp cuối cùng của nước ta thuở xưa, tốt nghiệp với học vị (degree) Tiến Sĩ – Ông Nghè – được vua trọng dụng bằng những chức vụ cao cấp nhất. Trước khi tìm hiểu Tứ Thư Ngũ Kinh, chúng ta nên biết sơ lược trường QTG Thăng Long và vị trí Tứ Thư Ngũ Kinh trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa.

A – Trường Quốc Tử Giám:

Là cơ sở giáo dục cao cấp, được xây dựng tại kinh đô Thăng Long năm 1075 đời nhà Lý với khoa thi Hội đầu tiên có tên “Minh Kinh Bác học” (1). QTG được các vua nước Nam liên tục công nhận học vị (degree) Tiến Sĩ, một trong vài điều kiện ngày nay bắt buộc phải có để được coi là trường Đại học (2). Đến năm 1919 nhà Nguyễn, QTG bị thực dân Pháp đóng cửa. Trường hoạt động liên tục 850 năm đào tạo 3000 ông Tiến Sĩ.

Thuở xưa, sau khi đỗ thi Hương, mỗi Hương Cống có học vị Cử Nhân, tài năng cũng đã danh nhân bậc thầy như: văn hào Nguyễn Du, nhà cách mạng Phan Bội Châu, La Sơn Phu Tử viện trưởng Viện Sùng Chính (3)… các ông Cử ông Cống được ghi tên học Quốc Tử Giám tại kinh đô Thăng Long để tiếp tục trau dồi kinh sử thêm khoảng 5, 3 năm nữa với chương trình giáo dục cao cấp hơn. Tứ Thư Ngũ Kinh là 9 môn học chính của các năm này. Được chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2 năm đầu học để thi Hội, khoảng 2 năm kế học tiếp để thi Đình. Mỗi kỳ thi Đình tỉ lệ đỗ rất thấp khoảng 5%, giám sinh đỗ đầu thi Đình gọi là Trạng Nguyên (4). Những giám sinh đỗ kế đó được gọi Đình Nguyên, Tiến sĩ hay ông Nghè. Tùy thứ hạng đỗ cao thấp, nhà Nguyễn có thêm nhiều danh vị để chỉ học vị Tiến sĩ. Tên các ông được vua ra lệnh phổ biến vinh danh khắùp kinh đô. Tân khoa (graduates) được vua ra lệnh cung cấp ngựa xe lính hầu võng lọng cờ quạt từ kinh đô tưng bừng “vinh quy bái tổ” về làng đương sự sinh sống, để ông Tiến Sĩ cám ơn thầy dạy, cha mẹ kể cả vợ hoặc hôn thê:

“Một mai chàng đỗ khoa thi….

… Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”

Các ông Nghè trở thành nhà khoa bảng cao cấp nhất phục vụ đất nước. Tiểu sử các ông được khắc vào bia đá lớn đặt ở Văn Miếu (Temple Literature) truyền ngàn đời để con cháu tưởng nhớ. Hiện nay hầu hết các bia đá vẫn còn, ngoại trừ bia vài ông bị đục bỏ vì chống lại triều đình, như bia 7 ông Tiến Sĩ cuối đời nhà Lê (5). Bảy ông Tiến Sĩ nầy thấy nhà Lê đã mục nát, trong khi nhà Thanh dòm ngó đất Bắc Hà, các ông liền rời Thăng Long vào Huế theo phò Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ để tiếp tục phụng sự đất nước một cách đúng đắn. Các ông thừa hiểu học thành tài để phụng sự đất nước, không phải phục vụ cho một dòng họ.

B – Đại cương Tứ Thư Ngũ Kinh ở vị trí nào trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa?

Triết học Trung Hoa thời thượng cổ, trung cổ rất phong phú, tư tưởng sâu sắc, nhiều học phái mâu thuẫn đối kháng nhau, nhưng hầu hết đồng có mẫu số chung: Nhân bản và chủ trương đạo đức để an bình xã hội. Triết học phát triển trong dân gian Trung Hoa rất mạnh. Ngoài Nho gia với Tứ Thư Ngũ Kinh, còn có những học phái khác cũng phát triển rực rỡ.

– Đạo gia: Lão Tử, Trang Tử… chú trọng đạo đức để tu học. Vài đoạn trong Đạo Đức Kinh khuyên con người nên giống như nước. “Nước phá được thành, hủy được lửa, sau đó nước lại chảy về chỗ trũng, chỗ thấp nhất”. Có nghĩa khi cần con người nên mạnh bạo, vũ bão như nước, sau đó trở về đời sống bình thường phải khiêm nhượng như nước (6)

– Phật gia, từ trước công nguyên các tăng lữ Phật giáo Ấn Độ truyền đạo vào Trung Hoa, đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, tăng lữ Trung Hoa Trần Huyền Trang (tức Tam Tạng) qua Ấn Độ tu học 18 năm trở về Hàm Dương, ông dịch hằng ngàn kinh Phật từ chữ Phạn. Ông phổ biến triết lý đạo Phật: Cái nhân gieo ra sẽ phải nhận cái quả. Không chỉ riêng kiếp này cái quả vẫn tồn tại và xảy ra ở các kiếp kế tiếp. Cuộc đời con người là bể khổ phát sinh từ lòng dục. Để tìm bình an cho tâm hồn, an bình cho xã hội, đạo Phật dạy mọi người diệt dục, diệt tham sân si. Đời sống càng ít nhu cầu càng dễ tìm thấy hạnh phúc (chỉ sơ lược triết lý không đề cập giáo lý). Sau ông còn nhiều tăng lữ Trung Hoa sang Ấn Độ thỉnh kinh tu học nhưng ông Trang nổi tiếng nhất. Vì là tăng lữ đầu tiên đến Ấn và khi qua đời ông để lại cho hậu thế một kho tàng vĩ đại không những về triết lý đạo Phật, mà còn nhiều bộ sách ghi chép kiến thức, sử địa, phong tục, xã hội địa phương thời bấy giờ trên đường đi lẫn đường về. Ông đến Ấn Độ, rồi trở về Tàu bằng 2 đường khác nhau. Ông cũng được xem là nhà thám hiểm lớn của Trung Hoa.

– Kiêm ái: Mặc Tử … Hãy yêu thương mọi người như yêu chính mình (giống Đức Giêsu). Ông là triết gia có lòng quảng đại vị tha nhất trong các triết gia Trung Hoa.

– Pháp gia: Tuân Tử, Hàn Phi quan niệm “Nhân chi sơ tính bản ác”. Bản chất con người tham lam ích kỷ, cần giáo dục. Đừng nói chuyện vị tha nhân nghĩa với kẻ ác. Xã hội phải chú trọng luật pháp và tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật. Vậy Pháp gia có lẽ thiên vềø chính trị hơn triết? Điển hình: Hàn Phi, Lý Tư cùng học trò Tuân Tử, chính cuộc đời 2 ông cũng chứng minh hùng hồn, nhân chi sơ tính bản ác của kẻ nhiều tham vọng chính trị. Cả 2 cùng làm quan lớn tột đỉnh đời Tần Thủy Hoàng, cùng cố vấn pháp luật, ổn định xã hội giúp vua Tần thống nhất và trị nước. Vì đam mê khanh tướng cả 2 cùng bị giết bởi nhau (7).

Còn nhiều học thuyết khác: duy lý, duy tâm, duy vật, vô thần hoặc thiên khoa học…

Quan niệm ngược với Pháp gia là Nho gia: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Bản chất con người là tốt, chỉ cần giáo dục nhân tâm cho nhân dân, nhất là giáo dục vua quan để vua quan hướng dẫn lại dân chúng, chắc chắn xã hội sẽ tốt đẹp mà không cần dùng võ lực, pháp luật. Có thể nói 2000 năm lịch sử, Trung Hoa đã gắn liền với Nho gia và Nho gia là Trung Hoa.

Nho gia với những sáng lập viên, trụ cột Khổng Tử (8) Mạnh Tử, Tăng Sâm quan niệm: Vũ trụ đã có trật tự (từ Kinh Dịch) thì con người sống trong gia đình xã hội cũng phải có tôn ti trật tự đồng bộ. Hai con cọp không thể cùng làm chúa tể sống hòa bình trong một khu rừng. Các ông chủ trương: Bất kỳ tổ chức lớn nhỏ nào, từ gia đình đến quốc gia phải có và chỉ có 1 người lãnh đạo toàn quyền. Từ đó với quốc gia, ông chủ trương: trọng chính danh. Vua là thế thiên hành đạo, mọi người phải kính trọng vua. Vua ra vua, quan ra quan, dân ra dân. Người cha là chủ gia đình, vợ phải kính trọng chồng (9), con kính trọng cha. Không có bình đẳng giữa vua, quan, dân; không bình đẳng giữa vợ chồng, nam nữ, tuổi tác. Để gìn giữ trật tự xã hội, dù vua hay cha mẹ sai trái nặng nề, Nho gia không có cơ quan của dân “kiểm soát” vua, cũng như không chấp nhận con cái “sửa sai” cha mẹ. Đó là chủ trương chính yếu của Khổng Tử cho phù hợp với trật tự vũ trụ từ Kinh Dịch. Bổn phận người dân, nhất là nam nhân phải học hành, tu luyện đạo đức trong gia đình, sau đó tham gia chính trị, phục vụ xã hội đất nước: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hơn 2000 năm sau, Tổng Thống Kennedy Mỹ quốc cũng đã khuyến khích dân Mỹ bằng một câu nổi tiếng tương tự: “Đừng đòi hỏi xã hội đã làm gì được cho anh, hãy tự hỏi anh đã làm được gì cho xã hội”.

Những quan niệm triết lý đạo đức: danh dự, tự trọng, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, kiêm, thứ, dũng, trung (dung), trung thành, liêm sỉ, quân sư phụ, trung quân ái quốc, tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức… Gọi chung là “đạo làm người”, đạo của người quân tử được Khổng Tử và các thế hệ nhà Nho phân tách, hệ thống hóa chứa đựng trong Tứ Thư, Ngũ Kinh.

Sách Trung Dung, đến nay vẫn còn có giá trị cao: “Điều gì không muốn người ta làm cho mình, thì đừng làm cho người ta”. Sách dạy cách “cương quyết” làm một việc gì, nhưng bài bác cực đoan, quá khích, trung dung cũng không có nghĩa ba phải. “Hồng thắm thời hồng chóng phai, thoang thoảng hoa nhài mới lại thơm lâu”. Đó là thuyết tương đối theo quan niệm Á Đông.

Ngũ Kinh đựơc quân quyền Trung Hoa công nhận và đưa vào giáo dục đời Hán Vũ Đế thế kỷ thứ 2 bc năm 111bc (10). Mười thế kỷ sau, Tứ Thư được đưa vào giáo dục đời nhà Đường thế kỷ thứ 8 ad. Tư tưởng Tứ Thư cũng là những lời giảng thuyết của Khổng Tử, do các Nho gia sống sau Khổng Tử luận thuyết. Ngũ Kinh đặt nặng lịch sử, Tứ Thư đặt nặng triết học đạo làm người để điều hành xã hội, chính trị trên nền tảng vương đạo. Sau đó đến thế kỷ 12 ad, Tứ Thư được Chu Hy hiệu đính lại. Nhà Minh, nhà Thanh dùng Tứ Thư do Chu Hy hiệu đính.

Với Đại Việt (11), Ngũ Kinh được đưa vào giáo dục từ đời nhà Lý (1075) khi thành lập Quốc Tử Giám. Tứ Thư (bản gốc, không phải của Chu Hy) được đưa vào giáo dục đời nhà Trần (1232), khi vua Trần mở khoa thi Đình đầu tiên, thi đỗ gọi Thái học sinh, tương đương Tiến sĩ.

Theo thời gian lịch sử, chúng ta nên biết sơ lược Ngũ Kinh trước.

C – Ngũ Kinh là 5 bộ sách: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Kinh Dịch:

Ngũ Kinh kể điển tích lịch sử, giao tế, xã hội, triết học, đề cao đạo lý. Ý niệm Ngũ Kinh có trước Khổng Tử sinh ra (550 bc) hàng ngàn năm, đến Khổng Tử có công sưu tầm, phân tách, nghiên cứu, hiệu đính, hệ thống hóa (edit, editor), chữ nhà Nho gọi là san định. Nên đời sau thường xem Ngũ Kinh của Khổng Tử. Sau khi ông mất nhiều thế kỷ, Ngũ Kinh vẫn bị đế quyền Trung Hoa dèm pha không dùng, Tần Thủy Hoàng (220 bc) đốt Ngũ Kinh. Vua Hán Cao Tổ (Lưu Bang khai sáng nhà Hán năm 200 bc) có lần nói: “Ta ngồi trên mình ngựa tóm thu thiên hạ có cần học Kinh Thi, Kinh Thư đâu. Bọn học trò chỉ là phường giá áo túi cơm”. Sau đó ông cũng biết: Ngồi trên mình ngựa không thể “trị” được thiên hạ. Đến một lúc vua quan Trung Hoa sáng mắt, khám phá ra Ngũ Kinh là khí giới sắc bén để bảo vệ uy quyền cho chế độ quân chủ chuyên chế. Khởi đầu, năm 111 bc vua Hán Vũ Đế (cháu 4 đời Hán Cao Tổ Lưu Bang) đưa Ngũ Kinh vào chương trình giáo dục (như đã nói ).

Đúng ra Khổng Tử viết được Lục Kinh, không phải chỉ Ngũ Kinh. Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng (220 bc) đốt cháy gần hết chỉ còn chương cuối, có người chộp lại đem về cất giấu.

Kinh Thư và Kinh Thi ghi chép nhiều dữ kiện liên hệ lịch sử nguồn gốc dân tộc Việt nhất. Các sử gia VN thường trích sử liệu từ 2 Kinh nầy để tìm hiểu nguồn gốc dân Việt ngày nay.

1 – Kinh Thư: Theo “Việt sử Tân Biên” (trang 35, 36) của sử gia Phạm Văn Sơn (Đại Tá Trưởng ban Quân Sử BộTTM/ Quân Lực VNCH). Kinh Thư là bộ sử do Khổng Tử ghi chép từ đời vua Nghiêu, Thuấn đến cuối đời Tây Chu (năm 2500bc đến 770 bc). Thời khoảng lịch sử của Kinh Thư, với ta làø thời kỳ truyền thuyết 18 đời vua Hùng, nhưng Kinh Thư không nói chi về 18 đời Hùng Vương. Trong Kinh Thư, Khổng Tử vẽ địa giới tộc Hán tức nhà Chu và các chư hầu. Ông cũng “vẽ” địa giới các bộ tộc KHÔNG phải tộc Hán ở phía bắc, nam Trung Hoa. Đoạn sưu tầm sau đây, chỉ phớt sơ cổ sử Trung Hoa, nhưng sẽ nói rõ về cổ sử các bộ tộc Man Di (không phải tộc Hán) ở phía nam Hán tộc từ Kinh Thư:

Thuở ấy, tộc Hán sinh sống, tạo thành nhiều nước chư hầu cho Tây Chu (12) ở quanh quẩn lưu vực sông Hoàng Hà. Phía bắc tộc Hán: rợ Xích Địch (tiền thân rợ Hồ về sau), rợ Tây Nhung, Sơn Nhung (sau đó bị đồng hóa thành người Hán, mất tên). Phía nam, từ sông Hoài xuôi nam ngang qua lưu vực Trường Giang tức sông Dương Tử (13) đến phía nam 5 dãy núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến) là đất sống của những dân tộc Man Di có tên: Giao Chỉ, Bách Việt, Mân Việt, Việt Thường (14) (mời xem bản đồ 1, 2). Kinh Thư ghi nhận: Người Giao Chỉ có 2 ngón chân cái giao nhau hình chữ L (15). Các bộ tộc Man Di có 4 đặc điểm: xâm mình, cắt tóc ngắn, hay khoanh tay và cài áo bên phải (lúc ấy Hán tộc cài áo ở giữa). Họ làm nghề chài lưới săn bắn, thường sinh sống gần ao hồ sông biển, ven rừng. Tính tình giống Man Di: chăm chỉ làm việc, thích hòa bình, khi cần không sợ chết. “Văn hóa khác hẳn Hán tộc”. Đã bị chê man di nhưng vẫn có “văn hóa” có nghĩa họ vẫn chê ta đấy.

Với kiến thức nông cạn, tôi nghĩ: Chữ “man di” chẳng có gì đáng buồn! Mời lật “Sử Thế Giới” cách đây 3000 năm có bao nhiêu bộ tộc man di? Bao nhiêu dân tộc có văn hóa?

Để dễ tìm nguồn gốc VN, người Việt không nên “giận” chữ man di. Chúng ta cứ xem Man Di là danh từ riêng chỉ các bộ tộc không phải Hán tộc ở phía nam sông Hoàng Hà (tức là từ sông Hoài xuôi về Nam ngang qua 2 bên lưu vực sông Dương Tử, rồi càng về Hoa Nam) (16)

Sử gia VN đem đối chiếu cổ thư này với địa lý, thì các giống Man Di sống ở các tỉnh Phúc Kiến, Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang gần hồ Đồng Đình có núi Ngũ Lĩnh (lưu vực phía nam sông Dương Tử). Điều này chẳng khác chi truyền thuyết Hùng Vương “Con Rồng Cháu Tiên”, xuất xứ từ Đại Việt Sử Ký của sử gia Ngô Sĩ Liên thời nhà Lê, chúng ta đã học thời trung tiểu học VNCH: Vua Đế Minh cháu 3 đời vua Thần Nông (17) đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp nàng tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục làm vua, hiệu Kinh Dương Vương (18). Kinh Dương Vương lấy con gái vua Đồng Đình hồ là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ sinh ra 1 bọc có 100 trứng nở 100 con (Bách Việt) 50 con theo mẹ lên núi (thành người thượng du sau này?) 50 con theo cha xuống biển (có nghĩa xuống đồng bằng thành người kinh). Lạc Long Quân phong cho con trưởng (ở đồng bằng) làm vua Hùng Vương thứ 1. Vua Hùng đặt tên nước Văn Lang. Chúng ta nghe các địa danh quen thuộc: Hồ Đồng Đình, núi Ngũ Lỉnh và tên vài bộ tộc quen thuộc: Bách Việt, Giao Chỉ.

Tuy Kinh Thư không nói chi về nước Văn Lang và 18 đời vua Hùng, nhưng Kinh Thư nói rõ: Dòng Dương Tử là “Nguồn sống” của tộc Giao Chỉ và giống Man Di, trước cả Hán tộc từ phương Bắc tràn xuống sông Hoàng Hà. Đây là những tài liệu quý của ngoại quốc (khách quan) mà sử ta lẫn sử Âu Mỹ thường dùng để đi tìm hiểu nguồn gốc 2 dân tộc Tàu, Việt .

Sử gia Tư Mã Thiên: Đến thế kỷ thứ 6 bc giống Man Di ở lưu vực Dương Tử đã di cư về Hoa Nam, kẻ ở lại bị đồng hoá (Hán hoá) trở thành các nước Sở, Ngô, Việt (19). Và trước tây lịch dân cư Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Bắc phần VN cùng một nguồn gốc không liên hệ gì Hán tộc có tên Bách Việt (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 29). Do đó ai nghĩ rằng: Người Việt do người Tàu mà có. Không đúng! Càng trật xa hơn dưới mắt nhà khoa học: Hán tộc có gốc Mông gô lích từ sa mạc Gobi. Còn hầu hết người Việt ngày nay và giống Man Di thuở xưa có gốc Anh đô nê diêng từ vùng Đa đảo (Polynesia) Thái Bình Dương di cư vào (cùng gốc Mã Lai) Á châu. Thời kỳ Băng Giá Cuối Cùng (The Last Ice Age, cách đây khoảng 15 ngàn năm) giữa Đa đảo và Á châu gần như là đất liền. (Trích từ sách Bangsa Champa, trang 236, tác giả Dohamide, người Việt gốc Chiêm Thành.)

Anh đô nê diêng, Mông gô lích là thuật ngữ của giới cổ sử VN từ đầu thế kỷ 20, không phải ngôn ngữ Hà Nội. Chữ khoa học Giganpithèque là Anh đô nê giêng gốc Mã Lai và Sinanthrope Người Vượn Bắùc Kinh (20) là Mông gô lích gốc Mông Cổ.

4000 năm 2 dân tộc Hán Việt sống gần gũi, tất nhiên một số người Việt ngày nay phải có lai giống với Hán tộc, cũng như một số người tộc Hán đã lai giống với các tộc Man Di vậy.

Mời bạn đọc tiếp Kinh Thi để biết thêm tâm tình các bộ tộc Man Di, Giao Chỉ, Bách Việt.

2 – Kinh Thi: Theo “Trung Quốc Sử Cương” của Phan Khoan: Đời nhà Chu (1000 năm bc) các vua Trung Hoa đặt các quan Thái Sử sưu tầm 3000 bài thơ cổ (ca dao) trong nhân gian và những bài thi nhạc cung đình từ trước đó, xếp thành 1 tập sách gọi là Kinh Thi. Đến Khổng Tử, ông chọn lựa chỉ giữ 300 bài tuyệt tác nhất, cũng đề tên Kinh Thi.

“Trung Quốc Sử Cương” cuốn sử giáo khoa trung học VNCH, sử gia Phan Khoan muốn ngắn gọn để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nên ông vắn tắt. Thật sự Kinh Thi (sau khi Khổng Tử chọn lựa) gồm hơn 300 thiên, mỗi thiên gồm nhiều chương, mỗi chương gồm nhiều bài thơ cổ của 15 chư hầu lớn nhà Chu. Lúc ấy nhà Chu có cả trăm chư hầu, hầu hết diện tích chỉ bằng vài làng xã nước ta, mỗi chư hầu có triều đình riêng, quân đội riêng. Có nghĩa Kinh Thi khi chưa chọn lựa có đến 3000 thiên.

Kinh khủng cho văn hóa một xứ sở ở 3, 4000 năm trước. Đáng phục thay!

Nhiều học giả Trung Hoa nói: Chưa bao giờ Khổâng Tử nhận đã san định Kinh Thi, nhưng vì đạo lý của Kinh Thi cũng là đạo lý Khổng Tử và các tiên nho thi bá nước ta về sau đều gắn cho Khổng Tử san định Kinh Thi. Vậy cứ theo gương ông cha cho tiện việc sử sách, chúng ta coi Kinh Thi là của Khổng Tử. Ngoài ca dao thơ phú tả tình tả cảnh, Kinh còn có những phân tách khen chê của Khổâng Tử để răn đời. Kinh Thi bằng Quốc ngữõ do các học giả VN dịch giải còn dầy hơn, ngoài việc ghi nguyên bản chữ Hán cổ còn dịch nghĩa, dịch ý chữ Quốc ngữ

4000 năm thiên nhiên vật thể đổi dời, văn thơ lãng mạn tiến bộ ý tứ sâu sắc hơn. Còn tình cảm người xưa, người với người, với xóm làng, với quê hương có khác gì ngày nay không? Kinh Thi nói về các tình cảm đó, giữa vợ chồng yêu thương, trai gái hờn ghen vui giận, bạn bè quý mến cần nhau, vua quan hợp tác phục vụ hay chống báng nhau. Ca dao lời thơ mộc mạc, chân thật, uyển chuyển hàm súc, vừa biểu tượng đời sống dân gian ngày xưa, vừa giáo dục nhân dân đời sau bằng đạo lý. Qua Kinh Thi người ta biết tính tình người dân, phong tục xã hội từng địa phương Hán tộc và các chư hầu thời thượng cổ với thịnh suy bởi chiến tranh, thanh bình. Có thể trong Kinh Thi có cả ca dao các bộ tộc Man Di, sẽ phân tách kế đến.

Mời bạn trẻ VN đọc tiếp sẽ khám phá nhiều thú vị: 13 trong số 15 chư hầu nhà Chu có ca dao trong Kinh Thi đều ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông nhà Chu, hầu hết họ là tộc Hán. Chỉ 2 “chư hầu” còn lại là Chu Nam, Thiệu Nam ở phía nam nhà Chu, là tộc Hán chăng? Chợt nhớ tới Kinh Thư, tôi thắc mắc: hoặc là giống Man Di?

Xin nhắc lại Kinh Thư (đã trình bày bên trên) Khổng Tử nhiều lần xác định rõ rệt:

1- Phía nam tộc Hán (nhà Chu và các chư hầu) là các bộ tộc Man Di (không phải tộc Hán).

2- Rõ ràng hơn: Tộc Hán chỉ ở lưu vực sông Hoàng Hà (Hoa Bắc). Tộc Man Di sinh sống từ lưu vực sông Hoài đến phía nam núi Ngũ Lĩnh (Hoa Nam). Có nghĩa 2 lưu vực Trường Giang (sông Dương Tử) chảy ngang hướng đông tây ở ngay giữa địa phận người Man Di gồm các bộ tộc Giao Chỉ, Bách Việt, Việt Thường, Mân Việt… Hai xác định cùng một ý.

Theo các học giả Trung Hoa: Chu Nam là các chư hầu phía nam nhà Chu. Còn Thiệu Nam: các chư hầu phía nam nước Thiệu và cũng có thể nước Thiệu ở phía nam nhà Chu. Ca dao thơ phú 2 chư hầu này được đề cập khá nhiều trong Kinh.

Trước khi tìm hiểu vị trí địa dư 2 chư hầu Chu Nam, Thiệu Nam và ca dao của họ, chúng ta nên tìm hiểu chữ “chư hầu” ở 3000 năm trước. Chư hầu, nước phụ thuộc đã đành, chư hầu cũng có nghĩa các bộ tộc Man Di chưa thành nước, cũng chịu triều cống Thiên Tử nhà Chu hùng mạnh. Các bộ tộc Man Di muốn nhờ nhà Chu làm cái khiên che chở họ khi bị các chư hầu, bộ tộc khác gây chiến. Nhà Chu chẳng bao giờ dại dột từ chối không nhận triều cống đóng thuế từ các bộ tộc Man Di, dù họ không phải Hán tộc. Đó là chính sách “liên minh thần phục”(21) để người giàu càng giàu mạnh nhiều uy thế và kẻ thấp cổ được sống còn mà vẫn không bị mất đất, miễn không vi phạm “luật thần phục”: Không triều cống, không đóng thuế.

Xin lạc đề vài dòng trước khi trở lại 2 chư hầu Chu Nam và Thiệu Nam.

Tất nhiên tôi phải tin Khổâng Phu Tử, vì 20 thế kỷ nhân dân nước Tàu và khoa bảng nước ta đã tôn vinh ông là Vạn Thế Sư Biểu. Tôi chân thành cám ơn ông, một sử gia, một hiền triết, một giáo chủ đã để lại nhiều sử liệu quý giá liên quan đến giống Man Di. Chẳng lẽ tôi tin các ông “con trời vô thần” (thiên tử cộng sản) chỉ hậu sanh, bá quyền nói ẩu, nói cho lấy được: các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa tít ngàn dặm ở biển Nam là của Trung Quốc? Thế mà ngày nay chính quyền Hà Nội vẫn “cắt đất dâng biển” thêm cho Trung Cộng.

Đúng ra chúng ta chưa cần biết vội vị trí địa dư Chu Nam, Thiệu Nam ở đâu, chỉ cần đọc các vần thơ Kinh Thi phần Chu Nam, Thiệu Nam; các địa danh sông ngòi núi rừng … trong các bài thơ đó sẽ tình tự ngay thẳng nói lên xuất xứ từ tộc nào? Và tiện thể chúng ta hãy nghe vài lời ca hát thầm thì giống Man Di, tổ tiên Giao Chỉ, Bách Việt từ 3, 4000 năm trước

Một số ca dao điển hình của Chu Nam và Thiệu Nam sau đây, được trích từ bản dịch quốc ngữ “Kinh Thi Tập Truyện” của học giả giáo sư Tạ Quang Phát – Sàigòn 1969. Mặc dầu ông Phát dùng thơ ta diễn dịch, nhiều lần ông khẳng định: dịch rất sát nghĩa, sát ý từ chữ Hán cổ.

Bài: Nhữ Phần – Chu Nam 10. Vợ nhớ chồng và mừng biết chàng vẫn trung thành

Bờ đê sông Nhữ lần đi (sông Nhữ chi nhánh sông Hoài, lưu vực phía bắc sông Dương Tử).

Cây, nhành em đẳn, quảng gì nhọc công

Khi em chưa gặp được chồng

Như cơn đói nặng tấc lòng xót xa

Bài: Hán Quảng – Chu Nam 9. Khen người phụ nữ đoan trang được đời kính nể.

Bụi cây lộn xộn đẹp xinh

Tôi lo cắt loại cây kinh mà dùng

Nếu nàng nay đã theo chồng

Xin nuôi giùm ngựa cho lòng đẹp vui.

Rộng thay sông Hán cách vời (sông Hán, một chi nhánh lớn của sông Dương Tử )

Chớ toan lặn lội vượt khơi mà hòng

Trường giang xa tít muôn trùng (lại Trường giang! là sông Dương Tử)

Thả bè chẳng thể xuôi dòng mà đi

Bài nầy là lời trần tình của kẻ thất tình: Vẫn biết bạn lòng đã đi lấy chồng, chàng vẫn tiếp tục cắt cây nuôi ngựa nhà nàng để kiếm điểm. Nàng cho biết: Dù lòng nàng rộâng như sông Hán dài như Trường giang…khó lay chuyển. Khuyên chàng đừng mơ mộng phá đám.

Đùa theo lối giáo sư MC Nguyễn Ngọc Ngạn cho dễ hiểu: Khi nào ly dị nhớ đừng quên anh

Bài: Quan Thư – Chu Nam 1. Chồng nhớ vợ – Từ phương xa chàng tưởng tượng nàng đang cô đơn làm việc đồng áng để kiếm sống.

So le rau hạnh lơ thơ (rau hạnh có cọng dài cọng ngắn)

Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên (hái phải thuận theo dòng nước bên này rồi bên kia)

U nhàn thục nữ chính chuyên

Nhớ khi thứùc ngủ triền miên chẳng rời (dù thức ngủ đều nhớ đến vợ)

Nếu cầu mà chẳng gặp người

Khi mơ khi tỉnh bồi hồi nhớ thương

Xa xôi trông nhớ đêm trường

Chiếc thân trằn trọc trên giường nào yên

Bài: Giang Hữu Tự – Thiệu Nam 2. Tục xưa: Lấy chồng, nàng dâu dẫn cả em gái, đầy tớ gái theo hầu chồng mình là một vinh dự cho các cô, vẫn biết sau đó các cô đều sẽ trở thành hầu thiếp cả. Sau đây lời trách của các cô em và nữ tì vì không được chị dẫn họ theo.

Trường giang còn nổi cồn lên (lại Trường giang!)

Lấy chồng chẳng dắt, chị quên em rồi

Bỏ em chẳng dắt thì thôi

Về sau em ở yên nơi chung cùng

Một bài dịch khác với Giang Hữu Tự – Thiệu Nam 2.

Trường giang còn có sông Đà (tất nhiên không phải sông Đà chi nhánh Hồng Hà ở VN)

Vu quy chẳng dắt em qua ở cùng

Tuy qua chẳng dắt đi chung

Mai sau chép miệng hận lòng vội ca

Đã đan cử vài bài thơ, ca dao đầy tình người, tình chồng vợ của giống Man Di Chu Nam và Thiệu Nam được Khổng Tử trang trọng gộp chung là Nhị Nam thuộc loại Chính Phong. Mụïc đích các bộ tộc đó dùng văn thơ để giáo dục gia đình, cảm hóa xóm làng, hướng dẫn quần chúng làm điều thiện (đúng ý Khổng Tử). Phân biệt với ca dao 13 nước kia gọi Biến Phong hầu hết là nhạc cung đình lễ hội, chỉ một số rất ít bài thơ, ca dao tâm tình dành cho làng xóm và lòng người (giống Nhị Nam). Nếu chỉ đọc vài bài thơ rời rạc trên đây hoặc chỉ đọc Kinh Thi, không đọc Kinh Thư để biết lịch sử, địa dư tộc Man Di; có thể nói một cách dè dặt khó ai nghĩ đây là những bài ca dao thi nhạc, di sản tinh thần của người Giao Chỉ Bách Việt.

Các ông Nghè VN thuộc nằm lòng sử liệu ghi trên từ Kinh Thư Kinh Thi. Bởi thế sau khi thắng Mãn Thanh, năm 1792 Nguyễn Huệ sai 2 ông Nghè Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích và Tướng Vũ Văn Dũng đi sứ TrungHoa gặp vua Càn Long. Các ông đã dùng bằng chứng từ Kinh Thư, Kinh Thi, sử Tư Mã Thiên (22) cùng 3 tấc lưỡi để chỉ xin lại “tượng trưng” 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và xin cưới 1 công chúa Tàu cho chủ soái Nguyễn Huệ. Vua Càn Long, một ông vua thông minh sáng suốt nhất nhà Thanh chấp nhận 2/3 yêu cầu là gã 1 công chúa và “cho” Nguyễn Huệ tỉnh Quảng Tây. Tiếc rằng chỉ 2 ngày sau Nguyễn Huệ mất sớm (40 tuổi), Càn Long lờ luôn lời hứa (Trích Quang Trung Nguyễn Huệ của Hoa Bằng trang 331, xuất bản Hà Nội năm 1941). Người Việt ngày nay thường tiếc nuối vua Quang Trung mất sớm. Nếu ông sống thêm 10 năm nữa chắc chắn cục diện VN nhiều thay đổi tốt.

Các thi nhân cổ VN Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… cũng thường dùng thi hứng từ Kinh Thi

Thí dụ: Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền (23) mờ mịt thức mây

Chín tầng gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

Nước thanh bình ba trăm năm cũ

Áo nhung trao quan vũ từ đây

Sứ trời sớm dục đường mây

Phép công là trọng niềm tây sá nào

….

4 câu đầu xuất xứ Kinh Thi , 4 câu sau trở đi mới là của Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.

Kinh Thi cũng bị Tần Thủy Hoàng đốt. Sau đó được viết lại từ những trang chưa cháy và trí nhớ của các nhà Nho Tàu thuở ấy.

3 – Kinh Lễ còn gọi Lễ Ký: Là một sách giáo dục, nói về trật tự thứ bậc trong gia đình xã hội và trình bày các nghi lễ quan hôn tang tế trong gia đình, đình làng và triều đình, phần cuối Kinh Lễ có thêm 1 chương cuối Kinh Nhạc. Như đã nói ở trên, Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng đốt cháy gần hết, chỉ còn 1 chương cuối. Có người lấy lại được cất giấu, các thế hệ sau ghép chung vào cuối Kinh Lễ.

4 – Kinh Xuân Thu: Khổng Tử ghi chép lịch sử nước Lỗ (nước ông) từ năm 722bc đến 480bc, tổng cộng 242 năm. Về sau, sử gia Trung Quốc dựa theo tên Xuân Thu do sử ông viết, họ đặt tên thời khoảng lịch sử nầy là thời Xuân Thu, kế đến là thời Chiến Quốc 480 bc – 250 bc. Mặc dầu Khổng Tử viết 2 cuốn sử Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, nhiều sử liệu dày cộm thời Trung Hoa cổ đại; 4 thế kỷ sau, đệ nhất sử gia Trung Hoa Tư Mã Thiên (140 bc) còn phải dùng sử liệu từ 2 bộ Kinh nầy để viết sử. Nhưng sử của Khổng Tử không tránh khỏi cái tật “xấu che tốt khoe” và nặng phần đạo lý nên giá trị lịch sử chỉ tương đối. Hậu thế ít gọi Khổng Tử là sử gia. Tuy nhiên căn cứ minh triết của ông, người đời kính trọng ông hơn sử gia, triết gia. Họ coi Khổng Tử là giáo chủ Khổng giáo. Ở Á châu ông đứng ngang hàng Phật Thích Ca, Đức Giêsu nếu không muốn nói còn hơn nữa. Trong khi ông chưa bao giờ nhận đạo lý do ông cổ võ là tôn giáo. Ông phát biểu ở Luận Ngữ: “Đời sống tương lai còn chưa biết? Nói chi chuyệân chết”. Nhưng đạo lý của ông vẫn cổ súy con cháu kính thờ tổ tiên.

5 – Kinh Dịch: “Bộ sách” độc đáo cổ xưa nhất Trung Hoa, có từ thời vua Phục Hy, Tam Hoàng hơn 25 thế kỷ trước tây lịch (trước khi Trung Hoa có chữ viết). Tất nhiên “sách” có trước Khổng Tử (550bc – 480bc) 2 ngàn năm. Không biết tác giả là ai, nhưng chắc phải do nhiều người viết vì ý sách rất phong phú và đối kháng nhau. Tất cả được biểu thị trên thân tre, mảnh gỗ, mai rùa (từ đời nhà Thương), mỗi lần chở “sách” phải cần vài xe tứ mã. Sách được khắc bằng 2 ký hiệu gạch dài, gạch ngắt ( _ – – ) với 8 quẻ. Tám quẻ ấy đặt chồng lên nhau thành 64 quẻ đôi. Tàu gọi là Trùng Quái. Từ đó muốn diễn tả ý nghĩa gì người Trung Hoa cổ dùng căn bản “64 chữ cái” vừa trình bày. Ngày nay các ký hiệu đó vẫn còn thể hiện ở hình Bát Quái thường gắn trước cửa nhà. Nhờ Khổng Tử diễn dịch, hậu thế hiểâu được ý sách gồm 2 phần “Kinh” và “Dịch” nói về trật tự vũ trụ và con người, là nguồn gốc hầu hết các tư tưởng triết học Trung Hoa duy vật, duy tâm, duy lý như đã sơ lược bên trên. Kinh Dịch là bằng chứng từ thời tiền sử cổ xưa loài người còn ăn lông ở lỗ, Trung Hoa đã có nhân sinh quan, triết học độc đáo. Người Tàu rất hãnh diện về Kinh Dịch. Khổng Tử chỉ hệ thống hóa, diễn dịch ý sách bằng tiếng Hán cổ, ông vẫn giữ lại ý và tựa sách: Kinh Dịch.

Kinh Dịch còn chứa đựng thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Bói Toán.

– Thuyết âm dương hòa hợp: Âm dương vừa đối kháng vừa cần nhau. Thí dụ: nam nữ, ngày đêm, mặt trời mặt trăng, cực thịnh sẽ suy, cực suy sẽ thịnh, có suy mới hiểu được thịnh, có thịnh mới nhớ khi suy. Có giàu mới hiểu khi nghèo và ngược lại.

– Thuyết ngũ hành: Bằng những vật chất đơn giản hiện hữu có trước mắt: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; từ tiền sử (chưa chữ viết) Trung Hoa đã gói ghém một triết lý sâu xa về sự thành lập vũ trụ bằng vật chất, mà các vật chất ấy cũng đối kháng nhau. Thí dụ: Lửa là hỏa thiêu rụi mọi thứ thành than sinh ra đất là thổ, nhưng hỏa thì kỵ thủy. Có khác chi các nhà khoa học ngay nay tin rằng: Bốn tỷ năm trước, trái đất là quả cầu lửa nhờ mưa tạo ra sông biển làm trái đất nguội dần. Nhưng nay có cũng có thuyết: đại dương có là do sựï va chạm giữa trái đất và một tinh cầu chứa nước muối (chỉ là giả thuyết). Từ đó người xưa nghĩ đến những khía cạnh khác, ngũ vị: mặn, đắng, chua, cay, ngọt. Ngũ giác: tay, lưỡi, mắt, tai, mũi. Qua các triết lý về sau cho biết, lúc ấy họ cũng đã biết giác quan thứ 6 trực giác.

Kinh Dịch cũng là nguồn gốc bói toán. Bói có tính toán suy luận không phải loại bói toán mê tín dị đoan.

D – Tứ Thư: Bởi nhiều Nho gia sau thời Khổng Tử viết. Đến 10 thế kỷ sau, Chu Hy (1130 -1200) hiệu đính Tứ Thư và thêm vài điều mới lạ. Chu Hy sống thời chiến tranh Kim, Tống có Nhạc Phi, Tần Cối (trước khi Mông Cổ thôn tính nhà Tống năm 1255). Để dân Trung Hoa đỡ lầm than vì nội chiến, ông dùng uy tín cá nhân một triết gia nổi tiếng đương thời lồng vào đạo lý Khổng Mạnh kêu gọi vua quan 2 nước Tống Kim ngưng chiến, nhưng không hiệu quả. Chu Hy từ chức về quê viết nhiều sách. Tất nhiên Chu Hy cũng học phái Nho gia Khổng Mạnh, nhưng ông thêm chủ trương: Tri hành hợp nhất trong sách Trung Dung. Có nghĩa Biết mà không làm, cái biết đó vô dụng và Hành chưa hẳn là hành động (sẽ phân tích sau). Tương tự Ngũ Kinh Khổng Tử; khi Chu Hy còn sống, tư tưởng của ông bị coi là “ngụy học”, nhưng Tứ Thư (bản gốc) vẫn được dạy ở các trường cao đẳng từ đời nhà Đường. Sau khi Chu Hy chết, đến đời nhà Minh mới dùng Tứ Thư do Chu Hy hiệu đính. Nhà Thanh thấy Tứ Thư có lợi lớn cho xã hội, nhất là bảo vệ chế độ quân chủ tập quyền, Mãn Thanh chú trọng đặc biệt, vua Khang Hy ngưỡng mộ, vinh danh Chu Hy. Như đã nói quân quyền Đại Việt dùng Tứ Thư tăng cường vào chương trình giáo dục cao đẳng từ thời nhà Trần và sao lại 90% nguyên bản. Sẽ trình bày 10% khác biệt độc đáo về tri thức các ông Nghèø Đại Việt để giữ nước ở phần Lời kết (cuối bài viết). Số bách phân trên đây chỉ là tượng trưng, không căn cứ vào đâu cả.

Tứ Thư gồm 4 sách: Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Trung Dung

1 – Đại học: Gồm 2 phần, phần 1 chỉ một chương viết về những lời nói của Khổng Tử; phần 2 gồm mười chương do Tăng Sâm luận thuyết. Ông là học trò giỏi nhất trong 3000 học trò, đệ nhất hiền nhân trong 72 “ thất thập nhị hiền nhân quân tử” của Khổng Tử.

Để hiểu ý nghĩa chữ Đại Học của Trung Hoa ngày xưa rộng rãi và khác biệt ngày nay như thế nào, chúng ta nên biết thêm: Từ 3 đời Hạ, Thương, Chu (2000 năm trước tây lịch) ngành giáo dục Trung Hoa đã có 2 cấp: Tiểu học từ 8 tuổi đến 14 tuổi học luân lý, đạo đức. Và Đại học: 15 tuổi đến 20 học lễ, nhạc, thi, thư, chiến thuật, võ thuật, cỡi ngựa, bắn cung…

Sách Đại Học: Để trở thành người quân tử, con người phải sống theo đức hạnh có sẵn “Nhân chi sơ tính bổn thiện” và học lễ nhạc thi thư thì mới được vào cõi Thiện, đó là giới Đại Học. “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” xuất xứ từ sách này. Chỉ 2 chữ “tu thân” viết một sách dày cui cũng chưa hết ý Nho gia vì Tu Thân là trung tâm học thuyết Khổng Mạnh.

Tu thân gồm 3 đức: Nhân, Trí, Dũng. Chỉ nói sơ đức Nhân theo Khổâng Tử: Phải biết thương người đáng thương và ghét kẻ đáng ghét. Kẻ đáng ghét vẫn thương, xã hội sẽ loạn. Tâm thiện cần hơn làm việc thiện, việc thiện thường đều quy về tư lợi, nhiều người tranh giành nhau làm việc thiện, xã hội loạn. Nhân không phải là thương người, Nhân là: Đạo làm người.

Hai chữ Trị quốc, không hẳn là làm vua, ý chính là dấn thân phục vụ xã hội, tổ quốc ở bất kỳ chức vụ lớn nhỏ nào. Bình thiên hạ: mới là làm vua, vẫn biết chữ “thiên hạ” của Trung Hoa ám chỉ nhiều nước chư hầu. Do đó ý nghĩa Đại Học: Tài + Đức, ở bất kỳ cấp bậc nào.

Vậy: Sau khi tu thân, gương mẫu đủ tư cách làm chủ gia đình, mới có thể phục vụ quốc gia.

2 – Luận ngữ: Do học trò ghi chép lời bàn luận đối thoại về luân lý, triết lý, văn học, chính trị giữa Khổng Tử với các nhà khoa bảng đương thời ở nước Lổ (nay là bán đảo Sơn Đông).

Như đã nói: Đạo lý, lẽ phải điều trái đã có từ trước khi Khổng Tử sinh ra. Ông chỉ là người lập lại và thuyết giảng đạo lý đóù, học trò ghi chép lại thành một bộ, đặt tên Luận Ngữ. Đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng… nói chung đạo làm người. Những gì chúng ta thường nghe: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Khiêm, Thứ, Dũng Trung, Liêm Sĩ. Công Minh Chính Đại… Đạo người quân tử hầu hết tập trung ở Luận Ngữ.

Thuyết Chính Danh: Nghĩa đen nên dùng chữ nghĩa đơn giản rõ ràng mọi giới đều hiểu, đừng chơi chữ cao xa, giải thích kiểu nào cũng được. Tối kỵ dùng chữ lập lờ đánh lận con đen có hậu ý. Từ đó sinh ra: “Danh chính thì ngôn thuận”, nói ngắn gọn: Chính Danh.

Ý nghĩa quan trọng hơn của thuyết Chính Danh: Vua thay mặt ông Trời để trị muôn dân, dân quan tướng phải nghe lệnh vua. Để tránh biến loạn giành giựt ngôi vua, Khổng Tử đành “tạm chấp nhận”: Cha truyền con nối. Thật sự Khổng Tử KHÔNG bao giờ muốn: ngôi vua cha truyền con nối. Để hiểu ý chính trị gia Khổng Tử từ 25 thế kỷ trước: Vua nên có từ đâu?

Chúng ta dựa Kinh Thư, tìm hiểu tóm tắc lịch sử Trung Hoa trước tây lịch: Sau khi chế độ bộ lạc thị tộc tan rã, Trung Hoa lập thành nước.

Đầu tiên ông Nghiêu làm vua từ năm 2356 BC (có lẽ ông Nghiêu đứng đầu các bộ lạc) diện tích Trung Hoa lúc ấy chỉ bằng khoảng 2,3 tỉnh ở ngã 3 sông Vị và sông Hoàng Hà. Ông Nghiêu làm vua 100 năm? (2356bc-2255bc) không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi cho người có tài là Thuấn.

2255bc – 2205bc vua Thuấn làm vua 50 năm, cũng không truyền ngôi cho con, mà truyền ngôi cho ngươì có tài là Vũ.

Trong 3 đời Nghiêu, Thuấn, Vũ: Vua sống bình dân giản dị, xã hội Trung Hoa thịnh trị không tội ác. Ban đêm ngủ không cần đóng cửa. Kẻ đi đường lượm được của rơi trả lại cho người đánh mất. (Xin nhớ đây là những sự kiện do Khổng Tử viết lại vào thời không chữ viết).

Hết thời vua Vũ, ông cũng muốn truyền ngôi cho người có tài, nhưng không ai nhận, chẳng đặng đừng ông Vũ “đành truyền ngôi cho con” là Khải (2205bc).

Từ thế kỷ 23 bc đến thế kỷ 18 bc: Khởi đầu việc ngôi vua ở Trung Hoa cha truyền con nối. Ông Vũ có họ là Hạ, nên con cháu ông làm vua được xếp là nhà Hạ(2205-1767). Truyền cho nhau được 18 đời đến vua Kiệt cuối cùng thì bị mất ngôi năm 1767 bc về tay nhà Thương.

1766-1112 Nhà Thương làm vua, truyền 30 đời, vua cuối là Trụ bị mất ngôi về tay nhà Chu.

1111bc – 221bc. Nhà Chu có 2 thời Tây Chu và Đông Chu (đã nói ở phần Kinh Thư ).

Hạ,Thương, Chu. Sử gọi là thời Tam Đại. Khổng Tử sinh ra năm 550 bc thời Đông Chu.

220bc – 206bc. Tần Thủy Hoàng diệt nhà Chu và các chư hầu, thống nhất Hán tộc. Đây là biến cố lịch sử quan trọng nhất của nước Tầu. Từ đấy Trung Hoa không còn chế độ phong kiến nữa (24), uy quyền tập trung tại kinh đô cho đến nay.

Nhà Tần chỉ làm vua 15 năm có 3 đời vua thì bị nhà Hán cướp ngôi năm 206 bc.

206 bc-220 ad (tây lịch): Nhà Hán.

(Số năm trên đây chỉ tương đối, các sử gia ghi lại cũng không đồng nhất, chênh lệch chút ít).

Tóm lại lịch sử Trung Hoa 25 thế kỷ trước tây lịch chỉ cần nhớ 8 chữ cũng đủ tóm lược:

Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán.

Nghiêu Thuấn Vu õ(3 đời vua đầu tiên) Hạ Thương Chu Tần Hán (5 dòng họ kế tiếp làm vua).

Đời 3 vua Nghiêu Thuấn Vũ, xã hội Trung Hoa an bình là điều có thật (qua nhiều sử sách và khảo cổ các di chỉ tìm được trong lòng đất). Nhưng 2 vua Nghiêu Thuấn không truyền ngôi cho con, lại truyền cho người có tài, khó tin? Thời ấy (khoảng 2500 bc) Trung Hoa chưa có chữ viết, chữ viết có vào thời nhà Thương khoảng 1600 bc. Người ta ngờ Khổng Tử bịa để khuyên các vua thời ông đừng truyền ngôi cho con hãy truyền ngôi cho người có tài; vì trong học thuyết Khổng Tử, thấy rãi rác ông nhấn mạnh: Ngôi vua phải “truyền hiền không truyền tử ”. Từ thời ấy Khổng Tử đã có một tư tưởng cách mạng, lợi lớn cho xã hội! Nhưng sức ông không thể đánh đổ được “hiến pháp bất thành văn” cha truyền con nối đã có từ các nhà Hạ Thương Chu, đành chấp nhận coi như “con nối ngôi vua cha” là Chính Danh.

Vua bất tài, Khổng Tử không chấp nhận “lật vua”; kẻ nào giết vua, lên làm vua là kẻ bất trung, không “Chính Danh”. Bầy tôi chỉ khuyên can vua, khuyên không được. . .thì thôi.

“Trung quân ái quốc”. Trung thành với vua tức là yêu nước. Đây, điểm mấu chốt các chế độ quân chủ phong kiến (25) Việt Hoa rất hả hê hài lòng. Thời Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc (1965-1969) chữ nghĩa nhà Nho đều bị Cộng Sản Trung Hoa, Việt Nam đấu tố ráo nạo. Ngoại trừ “Trung quân ái quốc” đổi thành “Trung với đảng Cộng Sản là ái quốc”. Lập lờ đánh lận con đen để giống độc tài phong kiến: “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa” và ngược lại: “Yêu” Xã Hội Chủ Nghĩa là yêu nước. Đạo lý Nho học có biết bao tinh hoa, Cộng sản không học các điều tốt, lại bắt chước điều tệ hại nhất, ngược trào lưu văn minh nhân loại:

Yêu nước nhưng vẫn chống Cộng Sản (độc tài tham nhũng) vẫn là kẻ phản quốc.

Khác chi phong kiến: Yêu nước, nhưng chống đối dòng họ (thối nát) đang làm vua vẫn là giặc. Cộng Sản mạt sát phong kiến tận tình, nhưng học phong kiến những chuyện tào lao.

Khi sinh tiền Trung Tướng Cộng Sản Trần Độ nhiều lần đặt câu hỏi với chính phủ Hà Nội nhiều tham nhũng: Năm 1989 nhân dân Romania can đảm lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa Nicolas Ceausescu là bọn phản quốc ư? Còn vợ chồng Tổng Thống Nicolas Ceausescu của xã hội chủ nghĩa Romania độc tài tham nhũng, bị nhân dân Romania trừng trị kéo lê xác trên kinh đô Bucarest năm 1989 là kẻ yêu nước?ø

Ông lớn tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội: Đừng lẫn lộn yêu nước là phải yêu đảng Cộng Sản. Dù là công thần chế độ, thẳng thắn với lương tâm, tướng Trần Độ vẫn bị chính quyền Hà Nội trù dập những tháng năm ông hưu trí…cho đến ngày qua đời. Nay đến lượt Tiến sĩ Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện triết học Mác Lê / Hà Nội, bậc thầy hầu hết đảng viên Cộng Sản VN. Vì “chào thua đảng nhà” đành bị học trò đầy “đạo đức cách mạng” mắng rủa ông, gia đình ông. Còn nhiều anh hùng yêu nước nhưng “không yêu” xã hội chủ nghĩa, bị chính quyền Hà Nội trù dập. Tiếc, không liệt kê được vì đi xa chủ đích Tứ Thư Ngũ Kinh.

Nếu đảng Cộng Sản VN thật lòng yêu nước, nên nói: “Yêu nước là yêu dân tộc” và ngược lại: “Yêu dân tộc là yêu nước” giống quan điểm 7 ông Nghè bỏ nhà Lê phù Tây Sơn hoặc Tôn Văn linh hồn Cách Mang Tân Hợi chỉ phục vụ dân tộc, các ông không phục vụ cho bất kỳ “dòng họ” hay “đảng phái” nào. Bởi thế ngày nay Tôn Văn được cả 2 đảng Cộng Sản Trung Hoa lẫn Quốc Dân Đảng Đài Loan tôn vinh là Quốc Phụ. Đảng phái, nếu đã lãnh đạo thành công giai đoạn khó khăn nào của đất nước cũng chỉ là phương tiện phục vụ dân tộc.

Sách Luận Ngữ mô tả đức độ Khổng Tử và đặt tiêu chuẩn mẫu người phục vụ quốc gia. Nếu còn sống có lẽ Khổng Tử hài lòng Luận Ngữõ nhất, vì sách nói đầy đủ quan niệm đạo lý và quan điểm chính trị của ông.

3 – Mạnh Tử: Tất nhiên là tư tưởng ông Mạnh Tử. Hơn 2000 năm trước, ông viết: “Lòng trắc ẩn là nguồn gốc của nhân từ, là cản bản của các đức thiện ” trong khi Khổng Tử quan niệm: “Hiếu đễ với cha mẹ là căn bản của các đức thiện”. Hai ông mang 2 căn bản Thiện khác nhau. Không hiểu cụ Khổng hay cụ Mạnh đúng hơn? Huống chi đông tây kim cổ nguồn gốc và mục đích lòng nhân từ càng khác nhau xa.

Mạnh Tử là học trò của Tử Tư sống sau Khổng Tử hơn 100 năm. Sau khi học thành tài suốt đời MạnhTử đi dạy. Sách của ông do học trò ghi chép lại. Mạnh Tử có chung quan niệm đạo đức, hành xử giống Khổng Tử, bởi thế người Việt ghép chung Khổng Mạnh để biểu tượng giới sáng lập Nho gia. Xin nhớ quan niệm của 2 ông Khổng, Mạnh chỉ giống nhau phương diện đạo đức. Nhưng quan niệm chính trị Mạnh Tử “mạnh bạo, dân chủ” hơn Khổng Tử nhiều. Nếu không muốn nói “đối lập” hoàn toàn với Khổng Tử như nước với lửa.

Mạnh Tử: Đất nước là của mọi người dân, không phải của riêng dòng họ hay đảng phái nào. Cần giáo dục nhân dân để dân trí cao, họ sẽ biết quyền lợi và bổn phận với đất nước.

Khổng Tử: Để đỡ tốn kém (tiền bạc, kế hoạch phức tạp), chỉ cần giáo dục 1 ông vua trở thành minh quân là đủ, mọi người dân nghe lệnh vua, đất nước sẽ thanh bình tiến bộ. Toàn dân phải: Trung quân ái quốc, trung thành với vua là ái quốc. Vua là hôn quân bề tôi chỉ nên khuyên lơn can gián. Không can được … đi chỗ khác chơi (từ chức).

Khổng Tử không đồng ý bề tôi “lật vua” khi làm vua kẻ đó không có Chính Danh.

Mạnh Tử: “Vua là thuyền, dân là nước. Thuyền nhờ nước trôi nổi nhưng nước cũng có thể tạo thành sóng lớn làm lật thuyền”. Tư tưởng này bị quân quyền thời ấy kiểm duyệt ngay; chẳng thày giáo nào dám dạy, nếu còn muốn cái đầu không rời khỏi cổ. Với quan niệm nầy, các học giả thế giới đã xem Mạnh Tử là triết gia đông phương có tư tưởng dân chủ đầu tiên.

Bẵng đi 2000 năm đến cuối thế kỷ 19 mới có Tôn Trung Sơn, nhờ ông ở Mỹ (Hawai) lâu năm học hỏi được nhiều định chế dân chủ Hoa Kỳ; ông chủ trương thuyết Tam Dân chủ nghĩa: dân chủ, dân sinh, dân quyền. Năm 1945 bị Việt Minh ép buộc, vua Bảo Đại thoái vị, vua lập lại câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” từ sách Mạnh Tử.

Nho gia hầu như thống nhất về đạo lý nhưng tư tưởng chính trị có phần khác biệt nhau.

4 – Trung Dung: của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử, là thầy của Mạnh Tử). Bộ sách quan trọng nhất của các ông Nghè VN ngày xưa tụng để giữ nước. Ýù nghĩa sâu sắc của sách vẫn còn giá trị đến ngày nay cho bất cứ hạng người, nhất là người làm chính trị chánh đạo, vương đạo (ngược lại là chính trị bá đạo, tà đạo). Hạng ở giữa “trung dung”, báo chí miền Nam thường dùng cụm từ “chánh khách salon”(26).

Sách dạy: “Điều gì không muốn người ta làm cho mình thì…đừng làm cho người ta”. Đừng ý kiến cực đoan sinh bất đồng, bạo động. Mọi người bình tỉnh, bão hòa, quân bình. Thận trọng trong lời nói việc làm. Bất đồng nhưng đừng bất hòa. Đừng quá khích kể cả yêu nước. Đừng yêu nước mình đến mức đi xâm lăng nước khác, đó là đế quốc, hình thức ăn cướp. Thơm quá hóa thối, khôn quá hóa dại. Đừng lấy chiến tranh giải quyết bất đồng. “Anh xâm lăng nước tôi, kẻ khác xâm lăng nước anh”. Thiên hạ loạn.

Từ đó sinh ra thuyết Tương Đối (luận lý) theo quan niệm Á Đông. Kẻ quá khích thường hay cãi cọ, nên đọc Trung Dung. Đừng để bị người khác tiếp tục “làm phiền”, phải đoàn kết bảo vệ lẽ phải; trước tiên dùng Khiêm, Thứ, không hiệu quả mới dùng Trí, Dũng. Đừng khiếp nhược chấp nhận ý kiến kẻ cực đoan đế quốc; đó là hèn yếu không phải cao thượng. Đế quốc được đằng chân sẽ lấn đằng đầu. Bình thản yên lặng đọc Trung Dung sẽ thấy Đạo, Đạo Trung Dung gồm 4 điều: Nhân, Nhẫân, Trí, Dũng; Dũng là nghị lực, tôn trọng lẽ phải. Trí: Hãy chú trọng lợi hại lớn, đừng để ý lợi hại nhỏ. Với nước Tàu khổng lồ, các ông Nghè quan niệm: Chẳng thà ta triều cống còn hơn gây cớ chiến tranh bị mất đất. Kinh nghiệm trước mắt: Thời Lý Trần, nước Chiêm Thành mỗi lần không triều cống, Đại Việt có cớ gây chiến chiếm thêm đất. Các ông đã thấy trước: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Ngày nay triết lý Pháp Luân Công là Nhân Nhẫân Trí, biến thái từ đạo Trung Dung và Trung Dung cũng là nguồn gốc đạo Thiền nhưng Trung Dung vẫn dạy con ngươi đừng nghĩ đến chính mình, hãy nhập thế giúp đời, giúp nước.

Các bậc thâm Nho: Trung Dung chưa hẳn đơn giản như nêu trên! Sách cao sâu hơn nhiều. Muốn trở thành người Trung Dung phải đọc xong Tứ Thư. Đọc xong Tứ Thư sẽ hiểu được đạo Trung Dung là “Tri hành hợp nhất”. Các cụ nói không sai. Tri là biết; hành không phải hành động mà là suy luận (luận). Hành động quá dễ, chỉ là sự tất yếu sau khi suy luận.

Kết quả hành động tốt, xấu tùy thuộc suy luận hay hoặc dở. Muốn luận hay, đúng phải Tri (biết) nhiều dữ kiện tốt. Tri và luận là 2 điều khác biệt. Do đó các cụ yêu cầu phải tụng hết Tứ Thư mới đủ tri để luận, lập đề án dâng vua, vua sai quan tướng thi hành đề án kế hoạch. Quan tướng chỉ là kẻ thừa hành theo lệnh vua, còn soạn thảo kế hoạch đề án là từ các ông Nghè. Đóù là ý nghĩa“Tri hành hợp nhất ”, nhiệm vụ người có học, kẻ trí thức.

Thí dụ: Năm 1789 vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem 290 ngàn quân tiến chiếm Thăng Long xâm lăng nước ta. Tướng Ngô Văn Sở tư lệnh tiền phương Tây Sơn ở miền Bắc, nghe lời khuyên của ông Nghè Ngô Thì Nhậm: Để bảo toàn lực lượng nên rút về núi Tam Điệp, sau đó phi báo về Phú Xuân (Huế). Nguyễn Huệ nhà quân sự bách chiến bách thắng, trước khi xuất quân, ông Huệ khen ngợi kế hoạch lui quân thông minh. Sau khi đại thắng quân Thanh, Tây Sơn có biết bao tướng tài, vua Quang Trung sắc phong ông Nghè Nhậm (quan văn) làm binh bộ thượng thư – bộ trưởng bộ quốc phòng – Vua Quang Trung nhìn không lầm người. Khi đang tại chức, ông Nhậm vạch kế hoạch 10 năm tổ chức lại quân đội Tây Sơn đánh Mãn Thanh để lấy lại Quảng Đông Quảng Tây của tổ tiên là giống Bách Việt, Giao Chỉ đã bị mất từ 2000 năm trước. Bốn năm sau, năm 1792 trước khi tuyên chiến đánh Tàu, để tiết kiệm xương máu nhân dân và dò đường, ông Nhậm đề nghị dùng ngoại giao “Xin lại đất tổ tiên” với triều đình Mãn Thanh. Quả nhiên sau chuyến đi sứ của ông Nhậm, vua Càn Long đồng ý “cho” Quảng Tây và hứa gả 1 công chúa cho Nguyễn Huệ (như đã trình bày ở Kinh Thi). Không chỉ Ngô Thì Nhậm, QTG đã đào tạo gần 3000 nhân tài, hầu hết các ông khai thác triệt để bài học “tri hành hợp nhất” như: Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Chu Văn An

E – Vài ưu điểm độc đáo và vài khuyết điểm nặng nề

Những ưu khuyết điểm sau đây là những lời bình phẩm của đa số quần chúng, nhất là từ các đại lão tiền bối cao kiến từng sống qua các chế độ phong kiến, thực dân, dân chủ, cộng sản.

Minh triết độc đáo nhất của Tứ Thư Ngũ Kinh: Cảm hóa con người bằng cái tâm tự tại, người với người đối xử hợp đạo hợp lý, không cần tới luật pháp, cũng không cần sự thưởng phạt thần thánh sau khi chết. Hầu hết mọi khiếu kiện chỉ cần phán quyết của tộc trưởng là đủ.

Tuy chấp nhận: Ngôi vua cha truyền con nối, Nho gia muốn vua cũng phải là kẻ sĩ và luôn khuyến khích mạnh kẻ sĩ khác ở bất kỳ học vị cao thấp nào cũng phải phục vụ, là làm quan lớn nhỏ từ triều đình, đến địa phương để trị an nhân dân gọi là chế độ Sĩ Trị (27). Dưới chế độ sĩ trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là các đức tính cần thiết cho mỗi công dân. Xã hội xưa: Người tin và trọng người, hiếm xẩy ra mánh mung lường gạt như xã hội VN hiện nay. Hơn 2000 năm tại Trung Hoa VN với chế độ sĩ trị chưa bao giờ đạo lý tỏ ra giáo điều sắt máu gây chết chóc nhân dân như 100 năm Cộng Sản cầm quyền làm chết 100 triệu người trên thế giới (28)

Chỉ tổng quát cũng thấy: sĩ trị ngày xưa, đảng trị ngày nay: Ai văn minh? Ai man rợ?

Nho đạo cũng chưa bao giờ làø nguyên nhân chiến tranh tôn giáo như ở Âu châu, Á châu.

Tuy chương trình giáo dục của Quốc Tử Giám rất hiếm hoi môn khoa học thuần túy. Nhưng nếu chúng ta quan niệm luận lý cũng là môn khoa học xã hội nhân văn, thì hầu hết các chương của 9 bộ sách đã dùng luận lý trên căn bản đạo đức để răn dạy kẻ đi học phải gìn giữ gia phong lễ nghĩa, trước là làm gương trong gia đình, sau để an bình xã hội. Họ quan niệm “Mọi người đều tốt, thì xã hội tốt”. Từ cơ bản đó các ông Nghè dùng suy luận để làm việc hiệu quả trong mọi lãnh vực cao cấp về hành chánh, luật lệ, chính trị, quân sự, ngoại giao…

Nhờ minh triết nầy, toàn dân Việt thuở xưa từ vua quan đến dân, tuy nghèo nhưng coi trọng đạo đức học vấn, coi nhẹ tiền bạc vật chất:

Chẳng tham ruộng cả ao liền.

Ham vì cái bút cái nghiên anh đồ (ông thầy giáo)

Hoặc: Dốc 1 lòng lấy chồng hay chữ.

Để ra vào kinh sử mà nghe

Hay: Đêm nằm nghĩ lại mà coi .

Lấy chồng hay chữ như soi gương Tàu.

Ca dao tục ngữ

Xin đừng bao giờ nói lộn: Lấy chồng hay chữ như coi phim Tàu.

Bởi thế hằng chục thế kỷ nước ta chia nhân dân làm 4 hạng: Sĩ Nông Công Thương. Sĩ là giới đi học được coi trọng nhất. Thương, giới buôn bán làm giàu bị coi nhẹ nhất.

Tước hữu ngũ Sĩ cư kỳ liệt

Dân hữu tứ Sĩ vi chi tiên

Có giang sơn thì Sĩ đã có tên.

Từ Chu Hán vốn Sĩ này là qúy (thời Chu, Hán xa xưa, đã đề cập đôi dòng ở Kinh Thư)

Nguyễn công Trứ

Đó là giá trị văn minh “Trọng Sĩ” với chế độ “Sĩ Trị” ở xã hội nước ta thuở xưa. Ảnh hưởng sâu xa đến ngày nay. Hầu hết cha mẹ VN quốc nội hải ngoại, ai cũng muốn con cái học giỏi, học càng cao càng tốt, để cha mẹ được tiếng thơm lây: “Biết dạy con”.

Khuyết điểm nặng nề nhất: Tín điều “Trung quân ái quốc” rất phiền. Lỡ gặp vua bất xứng làm các anh hùng cách mạng muốn lật đổ, thay đổi một hôn quân tội phạm, một triều đình mục nát … phải chùng tay. Thành công, chưa chắc đã chiếm được lòng dân. Thất bại không những sẽ bị triều đình xử tru di tam tộc, bị nhân dân phê phán là đảng cướp, còn bị lịch sử (phong kiến) chê bất trung, phản quốc…các tội nặng nề nhất của học thuyết Nho gia.

Thí dụ: Hồ Quý Ly lật nhà Trần, Mặc Đăng Dung lật nhà Lê, Tây Sơn lật Chúa Nguyễn

Thêm khuyết điểm rõ nét của học thuyết Nho gia: Làm cho đời sống phụ nữ, trẻ con, giới buôn bán ở “thế yếu”. Xin nhớ thế yếu không phải là nô lệ, nô tì. Chế độ nô tì đã đựơc bãi bỏ dưới đời vua Lê Thánh Tôn từ thế kỷ 15 trong bộ luật Hồng Đức. Ngay học thuyết Nho gia đã có phần thiệt thòi cho phụ nữ; dân ta ít học lại bị giải thích không đồng nhất, tam sao thất bổn, hậu quả phụï nữ thuở xưa bị xã hội và gia đình đàn áp “không nhẹ” trong đời sống.

Tứ đức, tam tòng cho phụ nữ. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (29)

Hay: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

Hoặc: Trai năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên một chồng

Các bà hoàn thành việc dạy dỗ con cái hiếm được ghi công, nhưng trách nhiệm luôn bị đè nặng đôi vai:

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Nên thân nhờ đức ông bà

Giàu, giỏi nhờ bố, hên may nhờ Trời .

Tệ hơn, vì hiểu lầm học thuyết Khổng Tử, nên một số đàn ông cứ tưởng đi làm dư dã tiền bạc nuôi gia đình, tức đã làm tròn bổn phận tề gia. Các ông có “quyền gia trưởng” như các vua độc tài, hưởng lạc đèo bồng. Vợ, con phản đối! Bợp tai. Điều đáng nói: họ không coi đó cái tội, mà là cái quyền của đàn ông trong xã hội coi nhẹ thân phận phụ nữ. Nhất là hiện nay để thỏa mãn túi tham tiền của giới cầm quyền, phụ nữ VN đang bị rao bán ở Đài Loan, Singapore; việc này chưa bao giờ xảy ra thời VNCH kể cả thời phong kiến, thực dân.

Đời cha ăn mặn đời con khác nước, nên:

Thuở xưa “phu xướng phụ tùy ”

Ngày nay phu xướng phụ xù liên tua.

Trích từ bài học thuộc lòng đồng ấu: “ … Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … ”

Bài thơ xuất hiện thời thựïc dân Pháp. Sau mấy ngàn năm công lao phụ nữ ít được xã hội cổ xưa vinh danh, nay mới được dùng làm bài học giáo dục căn bản cho tuổi ấu niên thời VNCH

Mặc dầu thuở xưa luật nước chỉ cho phép phụ nữ đi học, cấm các bà đi thi, nhưng người sáng lập QTG Thăng Long là một phụ nữ xuất thân thôn nữ hái dâu. Quý vị ngẩn ngơ nghi ngờ?

Xin thưa: Đó là Thái Phi Ỷ Lan, ái thiếp vua Lý Thánh Tôn. Vua băng hà năm 1072, bà là mẹ thái tử Càn Đức lên ngôi vua lúc 7 tuổi. Bà nhiếp chính cạnh ấu vương Lý Nhân Tôn và điều hành việc nước trong giai đoạn này. Năm 1075 nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám, lúc ấy vua mới 10 tuổi. Năm 1076 bà là thành viên trong ban tham mưu cùng Lý Thường Kiệt, Tôn Đản đánh Quảng Đông, Quảng Tây. Có thể chính bà là người chỉ huy trực tiếp 2 ông tướng viễn chinh này (sử không nói rõ, chỉ suy luận) vì vua Lý Nhân Tôn lúc nầy là đứa trẻ 11 tuổi.

Cái học ngày xưa dĩ nhiên còn nhiều ưu khuyết điểm như: nặng về bắt chước nghèo sáng tạo, nặng văn thơ nhẹ khoa học, nặng bề ngoài chuộng hình thức thiếu thực tế. Phân tách tới nơi tới chốn không dễ dàng, cần kiến thức cao nhiều kinh nghiệm.

Nhờ chế độ quân chủ, học thuyết Khổng Tử sống dai 2000 năm. Dĩ nhiên học thuyết chính trị nào cũng có cái đúng cái sai, không thể sử dụng nó mãi được, kể cả chế độ “dân chủ phân quyền” Âu Mỹ ngày nay sẽ có lúc bị đào thải. Một học thuyết có thể phù hợp cho 2000 năm trước, làm sao thích hợp cho 2000 năm sau, cần thay đổi. Đó là tiến bộ văn minh loài người.

F – Lời Kết: (Hiệu quả tất yếu của 10% đã đề cập bên trên).

Nhiều bạn trẻ trăn trở với vận mệnh dân tộc thường thắc mắc: Nước ta bé tí ti, sống gần anh khổng lồ Trung Hoa tự cao tự đại luôn nuôi mộng đế quốc bành trướng, 1000 năm dân ta bị đô hộ, thêm 850 năm tổ tiên học sách Tàu, văn hóa Tàu.

Tại sao nước ta không bị Tàu xâm lăng đồng hóa?

Xin mạo muội trả lời: Để không bị xâm lăng đồng hóa, các ông Nghè sáng suốt áp dụng một cách tài tình bài học “Tri hành hợp nhất ” từ Tứ Thư của Chu Hy trong bộ Trung Dung:

Các cụ biết “Cương, Nhu, Đánh, Đàm, Triều cống”(30) với anh khổng lồ phương Bắc đúng lúc. Các cụ không tự ái xằng, không hèn nhát.

Trong quan hệ chính trị ngoại giao với đế quốc Trung Hoa, các chư hầu láng giềng như nước ta, tuy được độc lập mọi phương diện hành chánh, quân sự, chánh trị… nhưng thế “liên minh thần phục” hỗ trợ nhau sinh tồn trong thế giới Á Đông thuở xưa, chữ “Trung quân ái quốc” có nghĩa: dùø là dân tộc các nước chư hầu triều cống (không phải dân của mẫu quốc Trung Hoa) cũng phải “trung” với Thiên Tử Trung Hoa và “yêu” nước Tàu (31). Trong khi sách Trung Dung cũng dạy “Chống đế quốc”: Anh không muốn tôi là đế quốc anh thì anh đừng mơ làm đế quốc tôi. Bằng trí dũng các cụ thi hành bài học “Chống đế quốc”. Các cụ trung với vua ta yêu nước Việt và luôn dạy lại con cháu tinh thần yêu nước Việt. Điển hình:

– Ông Nghè sử gia Lê Văn Hưu đổ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1247 đời Trần. Trong “Đại Việt Sử Ký” đã tức giận trách cứ: “Các nam nhi từ thời Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, không biết noi gương yêu nước như hai anh thư Trưng Trắc Trưng Nhị, để cho nước ta phải bị Bắc thuộc Tàu gần ngàn năm”. Thật sự lời trách hơi oan. Vì ngàn năm đó cũng nhiều cuộc khởi nghĩa của nhiều nam nhi yêu nước, như Phùng Hưng, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… Chỉ tiếc, không thành công lâu dài.

Rõ nét nhất việc làm 2 ông nghè Nhiệm Ích đi sứ nhà Thanh (đã trình bày chi tiết bên trên).

Không phải chuyến đi sứ nào cũng thành công. Cũng có những chuyến đi thất bại hậu quả thê thảm các sứ thần phải gánh chịu đầu tiên. Các ông đơn độc đối diện trước hoàng đế và triều thần Trung Hoa, bình tĩnh khôn khéo uốn 3 tấc lưỡi giải bầy lý luận điển tích từ Ngũ Kinh, Tứ Thư đểå bảo vệ quyền lợi nước nhà hay hạn chế thiệt thòi cho dân ta. Năm 1637 đời vua Lê chúa Trịnh Tráng, ông Nghè Giang Văn Minh đi sứ Tàu tranh đấu cho nước ta không cống người vàng (kim nhân) có từ đời vua Lê Thái Tổ. Ông Minh bị nhà Minh bắt giam 2 năm, rồi bị giết trong tù năm 1639. Vua quan dân nước Nam nghe tin buồn! Chỉ biết ngậm ngùi thương tiếc. Ông nghè Nguyễn Biểu đời vua Trần Quý Khoách đi sứ phải ung dung móc mắt ăn cổ đầu người do nhà Minh dọn, trước khi bị giết.

Năm 1413 ông Nghè Nguyễn Phi Khanh, Tư Nghiệp QTG (hiệu phó kiêm giám học) bị quân Minh xâm lược bắt sống cùng vua và triều đình nhà Hồ đem về Tàu. Khi vua tôi bị điều ngang Ải Nam Quan, là tù nhân bị mang gông cùm ông Khanh trách Nguyễn Trãi đang theo cha khóc lóc than thở: Hãy về lo rửa hờn cho nước theo khóc lóc làm gì? Sau đó Nguyễn Trãi trở về, hết lòng tham mưu cho Lê Lợi 10 năm để đánh đuổi giặc Minh. Lúc ấy ông Trãi 25 tuổi cũng đã là ông Nghè.

Đầu thế kỷ 20, cơn bão cộng sản, dân chủ thổi vào Á châu; không ít hủ dốt, bần cố nông VN lợi dụng xã hội phong kiến bất bình đẳng, chê các cụ hủ nho, nguyên nhân làm nước nhà nhược tiểu để thực dân Pháp dễ dàng xâm lăng đô hộ.

Xin thưa: Tại thời cuộc! Không do các cụ. Thế kỷ 19 ngoại trừ Nhật Bản hùng cường Thái Lan may mắn được làm trái độn cho 2 thực dân Anh Pháp, hầu hết hơn 50 quốc gia nghèo nàn Á châu, Phi châu kể cả Trung Hoa là miếng mồi ngon cho 2 đế quốc Pháp Anh.

Xin hỏi hơn 48 nước kia, có hủ nho Khổng Mạnh chi cũng bị các thực dân xâm lăng đô hộ?

Các cụ ta chỉ học đạo lýù, cái thiện, cái mỹ, truyền lại cho con cháu giữ gìn giềng mối đạo đức, không quên khuyên: Uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn các hiền triết bậc thầy Trung Hoa, tôn vinh Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu, Mạnh Tử là Á thánh. Nhưng với đế quốc bá quyền Trung Hoa, các cụ vẫn đem mạng sống bảo vệ từng tấc đất tổ tiên. Chuyện đâu ra đó.

Ví như đường đời bằng phẳng cả

Anh hùng hào kiệt có hơn ai

Qua các kinh nghiệm lịch sử “cá lớn nuốt cá bé” các cụ thấy rõ: Sống cạnh nước lớn chỉ có lòng yêu nước sáng suốt, CƯƠNG NHU đúng lúc mới tự bảo vệ để con cháu được sống còn

Các cụ là bậc Thánh đã đóng góp phần lớn cho sự trường tồn và văn hóa độc đáo dân tộc.

Hồ Quý Chương
Chú Thích (1) Kỳ thi Hội đầu tiên “Minh Kinh Bác học” được tổ chức năm 1075 đời vua Lý Nhân Tôn, lúc QTG mới thành lập, trường dạy để thi Hương (đã có từ lâu) và lần đầu tiên dạy cao hơn để thi Hội, đỗ thi Hội chưa được gọi Tiến sĩ, nhưng là kỳ thi cao cấp nhất thời bấy giờ. Gần 200 năm sau, triều đình nhà Trần tăng thêm Tứ Thư vào chương trình học, sau thi Hội là thi Đình, thi ngay sân đình vua. Đỗ thi Đình mới gọi Tiến Sĩ, Thái Học Sinh, ông Nghè và còn nhiều danh vị khác để chỉ học vị Tiến sĩ tùy các triều đại.

Giáng Sinh 2002, tôi hân hạnh được thăm viếng Quốc Tử Giám Thăng Long ở Hà Nội. Xin thắp chút hương lòng ngưỡng mộ tiền nhân, khi trở về Mỹ, nhờ một số tài liệu hình ảnh đã ghi chép tôi viết 1 bài tóm lược sử liệu phổ biến đến giới trẻ hải ngoại “Lịch sử trường Quốc Tử Giám Thăng Long” hân hạnh được VNNB chọn đăng vài số báo trước. Để biết chi tiết hơn về đại học đầu tiên và ý nghĩa các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình thuở xưa; quý vị có thể tìm đọc thêm VN Văn Học Sử của nhiều tác giả bậc Thầy ở các nhà sách.

(2) Dù trường dạy cao cấp cỡ nào, không được chính quyền công nhận học vị, trường đó chỉ là lớp dạy thêm hoặc lớp luyện thi, không được công nhận là đại học. Thí dụ trường ông Nghè Trạng lường (đo lường) Lương thế Vinh, đời vua Lê Thánh Tôn thế kỷ15. Ngoài Tứ Thư Ngũ Kinh dạy học trò thi Hương, thi Hội, ông Vinh còn dạy cả toán, môn sở trường của ông Trạng, triều đình không cấp học vị, tất nhiên lịch sử không công nhận đó là trường đại học. Suốt đời ông đã dạy hằng ngàn học trò. Ông Nghè Vinh, Tiến sĩ độc nhất nước ta để nhiều tâm sức tìm hiểu toán học. Sau giờ dạy học trò, ông dạy nông dân biết căn bản tính toán để đo đạc ruộng vườn, buôn bán nhỏ, xây cất nhà cửa. Ông Vinh viết nhiều sách, trong số ông để lại “Đại Thành Toán Pháp”. Cuối thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn đang bị bảo hộ bởi thực dân Pháp, Phápï muốn QTG-Huế dạy thêm toán pháp. Sách toán bằng tiếng Pháp giám sinh đọc không hiểu, triều đình Huế phải lôi “Đại Thành Toán Pháp” của ông Vinh thế kỷ 15 từ tàng cổ viện tái bản để dạy học trò thi Hương.

Thời nhà Nguyễn, QTG- Huế. Ngoài việc dạy giám sinh thi Hội, thi Đình, lúc ấy trường cũng dạy giám sinh thi Hương. Từ xưa đến lúc ấy, cử nhân tú tài thi cùng 1 đề, đỗ cao cử nhân, đỗ thấp tú tài. Toán pháp được dạy trong giai đoạn này, một trong vài lần hiếm hoi của lịch sử trường QTG dạy môn khoa học thuần túy.

(3) Năm 1789 sau khi Nguyễn Huệ thắng quân Thanh, ông đóng cửa QTG Thăng Long, mở tại Huế trường cao cấp tương tự đặt tên Viện Sùng Chính. Do lời đề nghị của 7 ông Nghè Bắc Hà (sẽ giải thích thêm ở số 5) và các quan đại thần Tây Sơn, Nguyễn Huệ cho vời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quê ở Hà Tĩnh làm Viện Trưởng. Vì chỉ đỗ cử nhân, 2 lần Nguyễn Thiếp từ chối, đến lần mời thứ 3 do đích thân Nguyễn Huệ, ông mới dè dặt nhận lời. Nguyễn Huệ muốn dùng Nguyễn Thiếp vào ngành giáo dục vì cả 2 đồng chuộng chữ Nôm. Khi làm Viện Trưởng ngoài việc dạy học, chấm thi Hương, ông đã dịch toàn bộ Tứ Thư sang chữ Nôm, ông sửa soạn dịch tiếp Ngũ Kinh thì Nguyễn Huệ băng hà và cũng là lúc chiến tranh 2 họ Nguyễn khốc liệt, viện Sùng Chính đóng cửa, La Sơn đành từ chức về ở ẩn. Theo các nhà Khổng học VN: Lúc ấy, các văn thư phúc đáp với La Sơn, Nguyễn Huệ thường kính trọng thân mật dùng chữ Thầy… Kính Thầy… Thưa Thầy… nên một số hiểu lầm La Sơn là thầy Nguyễn Huệ. Thật sự thầy giáo lâu năm của 3 anh em và hầu hết tướng lãnh Tây Sơn là ông Trương Văn Hiến vừa dạy võ lẫn văn ở ấp Tây Sơn huyện Bình Khê tỉnh Bình Định.

(4) Đỗ đầu thi Hương là Giải Nguyên. Người đỗ đầu thi Đình, cấp Tiến sĩ mới được gọi Trạng Nguyên. Thí dụ: Trạng nguyên Lương Thế Vinh đỗ thủ khoa năm 1463, ông thích toán học nên người đời gọi Trạng Lường

Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ thủ khoa Đình năm 1535 được làm chức Trình Quốc Công, được gọi là Trạng Trình.

Phùng Khắc Khoan đỗ thủ khoa Đình năm 1580, ông ở làng Bùng Xá tỉnh Hà Tây, được gọi là Trạng Bùng

Nguyễn Khuyến đỗ thủ khoa 3 kỳ thi Hương thi Hội thi Đình đời vua Tự Đức. Ông được vua sắc phong Tam Nguyên Yên Đổ (Yên Đổ tên làng ông sinh sống). Hai ông Khiêm và Khoan là anh em cùng mẹ khác cha.

(5) Vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đục bể bia đá 7 ông Nghè Tiến sĩ bỏ nhà Lê về phục vụ dưới cờ Tây Sơn, trong số có 2 ông nổi tiếng nhất: Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm. Hai chữ Thì và Nhậm là tên thật. Sau đó 2 vua Minh Mạng, Tự Đức cũng có tên là Nhậm, Thì; kỵ húy nên sử sách nhà Nguyễn tự thị đổi thành Ngô Thời Nhiệm. Chúng ta sẽ thấy một số công lao tượng trưng, điển hình của 2 ông với đất nước ở các đoạn sau.

(6) Đạo đức của Lão gia không có ý nghĩa đạo đức luân lý bình thường như chúng ta nghĩ. Theo Lão Tử: Từ ban đầu, đạo sinh ra 1, ra 2, ra 3 … rồi sinh ra tất cả. Có nghĩa: Từ hư vô, đạo sinh ra đất trời vũ trụ…rồi sinh ra con người. Cái “hư vô” đó gọi làVÔ hay ĐẠO. Con người được thừa hưởng vũ trụ vạn vật, có bổn phận gìn giữ trật tự chung. Ông gọi “gìn giữ trật tự chung” là VI hay ĐỨC. Chữ VÔ VI xuất xứ từ ý nghĩa này và trong “ Đạo Đức Kinh ” Lão Tử giảng về ĐẠO, ĐỨC đó. Vậy Lão gia cũng xuất xứ từ Kinh Dịch, sẽ sơ lược Kinh Dịch ở phần Ngũ Kinh. Theo các nhà phê bình văn học Trung Quốc: Chưa hẳn “Đạo đức kinh” của Lão Tử như một số người thường nghĩ, nhưng chắc chắn tác phẩm này thể hiện nhân sinh quan Lão Tử.

Tiểu sử Lão Tử mang nhiều bí ẩn, chẳng ai biết chính xác tên, năm sinh lẫn năm mất của ông. Đời sau ngưới ta thường thấy hình vẽ ông trong sách vở là một ông già, nên quần chúng đặt tên Lão Tử. Hình như tên thật là Lý Nhĩ, sinh năm 570 bc ở nước Sở cùng thời với Khổng Tử (550 bc) và lớn hơn Khổng Tử 20 tuổi. Cũng có sách nói: ông được sinh sau Khổng Tử vài chục năm.

(7) Số là sau khi Tần Thủy Hoàng chết (210 bc), ông muốn truyền ngôi vua cho Thái tử Phù Tô. Lúc ấy Phù Tô đang bị cha đày lên Vạn Lý Trường Thành vì ngăn cản cha đừng đốt sách, đừng chôn sống học trò. Không cùng phe nhóm, nên Phù Tô bị Triệu Cao và Lý Tư thông đồng bức tử. Sau đó Lý Tư giết Hàn Phi, Triệu Cao giết Lý Tư. Cuối cùng Triệu Cao bị giết bởi Tử Anh (con của Phù Tô). Chế độ Pháp gia đời Tần thật thê thảm, nhưng họ có công thống nhất và dùng pháp luật nghiêm minh ổn định Trung Hoa thời ly loạn.

(8) Tiểu sử Khổng Tử, người sáng lập Nho gia. Hầu hết người Việt đều biết ít nhiều về Khổng Tử, chỉ xin nhắc lại. Khổng Tử tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh năm 550 trước tây lịch, nước Lỗ (ngày nay là bán đảo Sơn Đông giữa Bắc Kinh và Thượng Hải) . Ông mất năm 479 (cuối thời Xuân Thu 770 – 470 bc) sắp bước vào thời Chiến Quốc (470 – 220 bc). Khổng Tử được sinh ra khi thân phụ 70 tuổi, mồ côi cha khi lên 3. Thuở thiếu thời hàn vi, ông tự học đọc sách nghiền ngẫm tư tưởng, nhất là Kinh Dịch, Kinh Thi. Đạo lý, triết lý do ông cổ võ hầu hết xuất phát từ 2 Kinh này. Ông lấy vợ sớm có 1 con trai và cũng bỏ vợ sớm. Từ 30 tuổi chỉ làm quan chức địa phương nhưng khi nào ông cũng mang hoài bão: “Không cần dùng võ lực cũng làm được việc ích quốc lợi dân; đó là giáo dục nhân tâm”. Ông quan niệm: Bất kỳ ai cũng có thể giáo dục được, kể cả vua quan và cũng chính vua quan là những người cần giáo dục nhất trước khi hành xử việc nước .

Ông đi chu du nhiều nước chư hầu tìm tri kỷ, có nghĩa tìm minh chúa để phò. Thời ấy Trung Hoa có rất nhiều tiểu quốc. Chẳng vua nào dùng ông và ông cũng chẳng tìm được ai. Các vua chỉ thích ông cung cấp võ khí, không thích ông “dạy đời”. Hơn 60 tuổi ông trở về quê cũ là nước Lỗ viết sách dạy học trò.

Khi sinh tiền, đạo của ông ngoài vài ngàn học trò, chẳng mấy người biết, nhưng sau khi ông chết hằng trăm năm, hệ thống “giáo dục nhân tâm” của Khổng Tử càng được các thế hệ sau quảng bá làm tăng giá trị người phục vụ quốc gia. Giới quan quyền, nhất là các vua chúa phát hiện đạo lý của ông là phương tiện đắc lực để ổn cố trật tự xã hội. Nên hầu hết các triều đại phong kiến Trung Hoa Việt Nam dùng đạo Khổng làm nền tảng đạo đức xã hội và phục vụ chế độ quân chủ. Đến đầu thế kỷ 20 cơn bão cộng sản, dân chủ thổi vào Á Đông, đạo Khổng do ông chủ xướng bị đốn ngã nặng nềõ. Nhưng cũng còn hàng triệu triệu gia đình Á Đông tiếc nuối, họ chỉ loại bỏ những hủ tục tiêu cực, vẫn giữ lại các tinh hoa của đạo lý.

(9) Mặc dầu nhà Nho cũng đề cập “phu thê tương kính như tân” nhưng thực tế đời sống gia đình không đòi hỏi “chồng kính vợ”. Cho phù hợp với Kinh Dịch một nước không có 2 vua, tất nhiên mỗi gia đình chỉ có 1 “gia trưởng”. Mãi đến thế kỷ 20, ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo 1 vợ 1 chồng và quan niệm dân chủ nhân quyền, mới bắt đầu làm cho vợ chồng Trung Hoa Việt Nam tương kính nhau, tức “mỗi gia đình có 2 gia trưởng”

(10) Cũng năm 111 bc, chính Hán Vũ Đế sai Lộ Bát Đức xâm lăng vùng Hoa Nam và Bắc phần VN, khởi đầu nước ta bị bắc thuộc lần thứ 1 sau hàng chục thế kỷ chưa bao giờ bị Tàu đô hộ. Lúc ấy vùng này là nước Nam Việt gồm Quảng Đông Quảng Tây, đảo Hải Nam và Bắc phần VN do nhà Triệu làm vua (con cháu Triệu Đà), kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu). Quân Hán diệt nhà Triệu, giết thái phó Lữ Gia.

Đúng ra, trước đó gần 100 năm, năm 207 bc Triệu Đà người Tàu tướng của Tần Thủy Hoàng, theo lệnh nhà Tần tiến chiếm Âu Lạc của An Dương Vương. Nên sử Việt có người coi nước ta bị Bắc thuộc từ Triệu Đà năm 207 bc. Sau đó ở bên Tàu, nhà Tần bị diệt bởi nhà Hán. Triệu Đà muốn dùng nước ta để xây dựng đế nghiệp riêng cho dòng họ, ông tuyên bố ly khai chống cả Tần lẫn Hán, tức Triệu Đà chống Tàu. Ông đã làm theo ý muốn dân Việt thuở ấy và cũng từ đó ông dạy dân kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao văn hóa, duy trì phong tục xã hội ta, nên cũng có Sử Việt coi ông là anh hùng dân Việt, chính danh. Sàigon trước 1975 có đường dài lớn Triệu Đà ở Chợ Lớn, gần trường đua ngựa Phú Thọ có đường Lữ Gia. Hiện nay dân Quảng Đông, Quảng Tây có nhiều đền thờ thờ ông như Thần, Thánh. Tương tự Triệu Đà, vua Thục Phán An Dương Vương, sử Việt cũng chẳng biết ông là người Tàu hay Việt, nhưng vua Thục Phán luôn lo cho đời sống nhân dân Âu Lạc và chống Tàu nên sử ta vẫn coi An Dương Vương là chính danh, là anh hùng dân tộc.

(11) Quốc hiệu Đại Việt nước ta, bắt đầu có từ vua Lý Thánh Tôn (1054) phụ hoàng của vua Lý Nhân Tôn. Theo chiều dài lịch sử tên nước cũng được thay đổi vài lần. Sau khi đánh đuổi được nhà Minh, Lê Lợi tức vua Lê Thái Tổ (1428) lấy lại tên nước Đại Việt. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh quốc hiệu Đại Việt ít dùng. Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu có năm 1802, khi vua Gia Long đánh bại Tây Sơn thống nhất 2 miền nam bắc.

(12) Đời nhà Chu, có sách gọi Nhà Châu (Đông Châu liệt quốc): Gồm 2 thời kỳ Tây Chu và Đông Chu

Tây Chu: Từ thế kỷ 11 bc đến 770 bc, kinh đô ở tỉnh Thiểm Tây (ở phía Tây) sử gọi Tây Chu. Suốt triều đại Tây Chu, nhà Chu là Thiên Tử, vua nước mạnh nhất chung quanh có hàng trăm nước chư hầu triều cống đóng thuế. Sau 8 thế kỷ đến lúc suy vi, để tránh áp lực chư hầu phía Tây và rợ phía Bắc, năm 770 bc Chu Bình Vương dời đô về phía Đông, kinh đô Lạc Dương, sử gọi Đông Chu (chỉ dời kinh đô, lãnh thổ vẫn vậy).

Hình như chỉ có trường hợp này chữ Châu và chữ Chu ý nghĩa giống nhau. Các trường hợp khác, 2 chữ Châu Chu ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Thí dụ sông Châu giang, Trân Châu Cảng; không ai gọi sông Chu giang, Trân Chu Cảng và Chu Dung Cơ, Chu Hy, Chu Ân Lai; không ai gọi Châu Dung Cơ, Châu Hy, Châu Ân Lai,

(13) Sử cổ Trung Hoa và Kinh Thư thường gọi Trường giang tứùc là sông Dương Tử dài hơn 5000 km, một trong vài con sông dài và có lưu luợng lớn nhì ba của thế giới, sông chảy giữa Trung Hoa, từ hướng tây ra bể Đông. Thuyền bè lớn nhỏ có thể giao thông dễ dàng từ biển ngược vào từ 2000 km đến 3000 km.

(14) Việt Thường nơi đây không dính dáng nước Việt Thường (Quảng Bình Quảng Trị) tên cũ của Chiêm Thành mà sử gia Trần Trọng Kim đề cập trong Việt Nam Sử Lược.

(15) Sử liệu Kinh Thư: Chữ “Giao Chỉ” có nghĩa 2 ngón chân cái giao nhau. Vẫn tốt! Nhưng ta không cần đặt nặng, vì lúc ấy nhiều bộ tộc khác cũng có 2 ngón chân cái giao nhau và ngày nay chẳng mấy người Việt còn có 2 chân cái giao nhau. Điểm quan trọng ở Kinh Thư: a – Giao Chỉ là bộ tộc sinh sống từ sông Hoài xuôi nam đến 2 bên lưu vực sông Dương Tử. b – Người Giao Chỉ và Man Di thường xâm mình hình thủy quái giao long để lặn xuống sông biển, thuồng luồng cá sấu tưởng đồng loại không ăn thịt; phù hợp với các đời vua Hùng khuyên dân nước Văn Lang: Những ai làm nghề chài lưới nên xâm mình.

(16) “Man di”, Khổng Tử chỉ lập lại thói quen chung của Hán tộc. Lúc bấy giờ tộc Hán thường xem các tộc khác là man di, là rợ. Phía bắc Vạn Lý Trường Thành là rợ Hồ. Các tộc phía nam Trung Hoa là “nam man” . Ngay Tây phương cũng bị Hán tộc gọi “tây di”. Qua các văn thư gởi triều đình Trung Hoa, chính các tộc đó lẫn tây phương cũng tự nhận mình man di. Có thể đó là “phép lịch sự” của người xưa khi giao tế, cũng có thể họ công nhận không văn minh bằng Hán tộc.

Không ít người Việt trước 75 cũng thế: Kẻ nào nói tiếng Việt không rành có da ngăm đen, bị gọi mán mọi, chàvà. Tàu bị ta gọi chú chệt, tây bị gọi bạch quỷ, ngay Mỹ cũng bị gọi thằng mẽo.

Khi người Trung Hoa dùng chữ “man di” để chỉ những bộ tộc không phải tộc Hán. Có sử gia nổi tiếng VN cho rằng: “Người Hán ngạo mạn”, nhưng khi đề cập công chúa Huyền Trân được Trần Khắc Chung cứu thoát không bị lên giàn hỏa ở kinh đô Đồ Bàn, sử gia đó viết: “ngẩn ngơ một lũ hời” làm người Chiêm “giận” lắm. Âu, tất cả chỉ là cảm xúc, lòng yêu nước của một công dân khi viết sử hoặc phục vụ chế độ hiện hữu. Khổng Tử cũng thế, ông viết Kinh Xuân Thu sử nước Lỗ (nước ông) cũng “xấu che tốt khoe”. Do đó sử của Khổng Tử chỉ giá trị tương đối không bằng sử của Tư Mã Thiên, mặc dầu ông Thiên dùng sử liệu Khổng Tử. Sử gia Cộng Sản cũng “xấu che tốt khoe”. Ai cũng biết: Sử chỉ là tương đối, kể cả tập văn sử nầy.

(17) Vua Thần Nông chỉ là truyền thuyết của Tàu lẫn Việt (thời chưa có chữ viết, sống trước cả thời Nghiêu Thuấn) chẳng có gì vững chắc. Theo các học giả: Thần Nông còn có nghĩa ông Thần làm nghề nông.

(18) Đừng lầm với An Dương Vương Thục Phán ở 20 thế kỷ sau đã đề cập sơ ở (10). Thế kỷ thứ 3 bc Thục Phán lật ngôi vua Hùng 18, lập nước Âu Lạc, có một phần đất Quảng Đông, nhiều nhất là Quảng Tây (vì biên giới chung với Bắc phần VN). Ông xây thành Cổ Loa hình trôn ốc (còn di tích) với nỏ Thần Kim Quy. Sau đó bị rể Trọng Thủy (con Triệu Đà)ø đánh tráo nỏ Thần nên Âu Lạc bị mất về Triệu Đà. Thời Triệu Đà ông chiếm trọn Quảng Đông, Quảng Tây và tiến chiếm thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam của Trung Hoa.

(19) Theo 2 học giả về cổ sử Đông Nam Á Henry Maspéro và Leonard Anrousseau: Người Việt ngày nay có nguồn gốc nước Việt nầy, có Tây Thi , Phạm Lãi, Câu Tiễn; đa số sử gia VN không đồng ý.

(20) “Người Vượn Bắc Kinh” được tìm thấy năm 1925 ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh. Đây là bộ xương hóa thạch người vượn cổ nhất còn gần đầy đủ, đo đồng vị có niên đại khoảng 500 ngàn năm. Bộ xương là 1 trong vài di sản vô giá của nhân loại. Năm 1927 chính quyền Trung Hoa Dân Quốc 16 (Dân quốc 1 là năm Cách Mạng Tân Hợi 1911) chưa ổn định, đành “nhờ” người ngoại quốc Đức, Nhật, Mỹ “bảo vệ nghiên cứu”. Việc nghiên cứu chưa đi đến đâu, bộ xương bị mất tích năm 1941, lúc khởi đầu chiến tranh Trân Châu Cảng. Bây giờ không ai biết Người Vượn Bắc Kinh nơi đâu? Đáng tiếc! Nếu Người Vượn “còn sống” là chìa khóa mở cửa hiểu biết về người tiền sử cho nhân loại, cho Trung Hoa và cả dân tộc ta rất nhiều.

(21) Cụm chữ “Liên minh thần phục” chưa thấy có trong sử, xin tạm dùng để dễ hiểu.

(22) Đòi Tàu trả lại đất tổ tiên bằng sử ta, chẳng khác chi đi đòi nợ bằng mảnh giấy ông nội viết ta ký tên. Trước khi các ông Nghè đi sứ, Nguyễn Huệ nói với quần thần ở Phú Xuân: Đòi nợ Tàu phải bằng Sử Tàu.

(23) Quận Cam Tuyền tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Hoa giữa sa mạc Goby, có Vạn Lý Trường Thành trải ngang. Trống Tràng Thành: Mỗi lần có giặc phía bắc xâm lăng, các chòi gác ở thượng tầng Trường Thành đánh trống đốt lửa bốc khói báo hiệu. Địa danh nầy hiện diện nhiều lần trong sử sách Trung Hoa, nhất là thời chiến tranh các chư hầu và về sau chiến tranh với Mông Cổ. Ngày nay đầu thế kỷ 21, Cam Tuyền nơi đặt bệ phóng phi thuyền Thần Châu 5 với phi hành gia đầu tiên Trung Quốc Trung tá Dương Lợi Vĩ. Thành công này, sau Nga Mỹ; Trung Hoa là quốc gia thứ 3 đã đưa được người vào quỹ đạo trái đất. Mới đây tháng 9 / 2005 cũng từ Cam Tuyền, Trung Quốc phóng phi thuyền đưa 2 phi hành gia vào quỷ đạo thành công.

(24) Ý nghĩa chữ “phong kiến” của ta và Tàu khác xa nhau hoàn toàn. Theo Tàu: Phong là phong chức tước, kiến là cắt đất. Trước thời Tần Thủy Hoàng (nhà Thương, nhà Chu) Thiên tử là vua trung ương có uy quyền mạnh mẽ nhất, có quyền phong chức, cắt đất (tất nhiên có dân trên mảnh đất đó) cho các quan văn võ triều đình, gọi là nước chư hầu. Nước chư hầu là vua một cõi, có triều đình riêng, “99% độc lập”, chỉ triều cống hoặc đóng thuế hoặc cả 2. Chư hầu vẫn có thể phản loạn tuyên chiến với Thiên Tử trung ương. Thí dụ: Đời nhà Chu: Trung Hoa có hàng trăm chư hầu lớn nhỏ do các vua Chu ban cho hoặc họ tự xưng. Các chư hầu đánh đấm nhau nhiều trăm năm, rồi liên kết nhau đánh luôn nhà Chu, cuối thời Chiến Quốc nhà Chu chỉ còn Ngũ Bá, Thất Hùng, Lục Quốc. Đến năm 220 trước tây lịch Tần Thủy Hoàng đánh thắng tất cả chư hầu lẫn Thiên Tử là Đông Chu, thống nhất Trung Hoa. Qua kinh nghiệm Nhà Chu bị tiêu diệt bởi chư hầu (chế độ phong kiến). Tần Thủy Hoàng “bãi bỏ chế độ phong kiến” có nghĩa bãi bỏ chư hầu. Hoàng Đế thu lại quyền hành về trung ương và chia nước Tàu thành 40 quận trực thuộc. Điều này ông hy vọng tránh không bị các chư hầu hợp tác phản loạn. Thực tế lịch sử tái diễn: Sau 15 năm nhà Tần vẫn bị diệt bởi nhà Hán.

(25) Theo ta: Phong kiến là chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối. Vua càng tập quyền càng phong kiến. Song song đạo lý Khổng Mạnh cũng có phần bất bình đẳng, thêm thông tin thiếu chính xác, giáo dục đạo lý không đúng mức, càng ngày tam sao thất bổn làm quần chúng ít học càng hiểu lầm. Qua nhiều thế hệ trở thành “phong tục”: Ức chế phụ nữ , trẻ con và người nam làm việc lao động với thu nhập thấp.

Năm 1954 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông chủ trương: Bài Phong, Đã Thực, Diệt Cộng. Bài Phong: Bài trừ các tệ đoan phong kiến nêu trên .

(26) Cụm từ “Chánh khách salon” xuất xứ từ ông Ngô Đình Nhu, chỉ nhóm hơn 10 chính trị gia đối lập họp ở khách sạn Caravelle sang trọng bậc nhất Sài gòn năm 1962 phản đối chính quyền NĐD, trong số có các ông Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, linh mục Hồ Văn Vui …. Từ đó cụm từ đi vào làng báo VN.

(27) Chế độ Sĩ trị: Làm quan để phục vụ, bình trị nhân dân được tuyển chọn từ giới đi học, tức các vị ấy đã gia nhập hàng ngũ quý tộc. Chế độ Sĩ Trị văn minh hơn nhiều chế độ cùng thời khắp thế giới. kể cả Âu châu. Giới quý tộc tây phương thuở xưa được chọn từ giới nhà giàu và cha truyền con nối. Do đó ý nghĩa “giới quý tộc” của đông phương và tây phương khác nhau. Một bên có học, một bên có tiền.

(28) Các cộng đồng tị nạn đang xây Đài Tưởng Niệm 100 triệu Nạn Nhân Cộng Sản tại thủ đô Washington.

(29) Tứ đức cho phụ nữ: Công dung ngôn hạnh. Không riêng phụ nữ, đàn ông có luật: Tam cương ngũ thường (tổng cộng nam có8 điều ghi nhớ, Khổng Tử đã xử ép các ông “nặng” hơn các bà 1 điều, các bà chỉ có 7)

(30) Triều cống! Ta triều cống Tàu hàng ngàn năm…đến thế kỷ 19 đời vua Tự Đức, khi thực dân Pháp xâm lăng VN chiếm 3 tỉnh miền đông. Bằng hoà ước năm 1862 Tự Đức 16, về ngoại giao “VN chỉ liên hệ với Pháp”. Lúc ấy ta mới hết triều cống Tàu. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, cuộc đời nước nhược tiểu là thế đấy.

(31) Theo “Quang Trung Nguyễn Huệ” của Hoa Bằng: Sau khi đại thắng Mãn Thanh. Vua Quang Trung sai 2 ông nghè Nhiệm, Ích và tướng Võ Văn Dũng đi sứ Tàu xin lại đất Lưỡng Quãng. Sứ bộ nêu rõ mục đích của vua Quang Trung: Tự nhận nước nhỏ kiếm đất tốt lập kinh đô để được “gần” Thiên Tử Trung Hoa, không đâu tốt bằng Quảng Đông Quảng Tây. Nguyễn Huệ muốn phô bày lòng “trung thành” với hoàng đế Trung Hoa trong thế “liên minh thần phục”. Ai dám bảo Quang Trung hèn? Thực chất ai cũng biết kể cả vua Càn Long: Vua Quang Trung muốn mượn cớ để lấy lại phần nào đất tổ tiên đã bị mất từ 20 thế kỷ trước.

Khâm phục thay thâm thúy người xưa.

Các nước Lão qua (Lào), Chiêm Thành, Chân Lạp (thời nhà Nguyễn) cũng là các “Liên minh thần phục” Đại Việt. Vua Đại Việt nhận triều cống,ï nên khi họ có nội loạn, chiến tranh, các vua ta thường xen vào nội bộ chính trị của họ và nhất là kiếm cớ gây chiến khi họ không triều cống.
2008-02-29 04:57:30

Nguồn sưu tập

Kinh Thi Truyện

Bài biên sọan: Tứ Thư Ngũ Kinh

Tứ Thư Ngũ Kinh: Những tinh hoa 9 bộ sách học của các ông Nghè Tiến sĩ VN thuở xưa

» Tác giả: Hồ Quí Chương
» Dịch giả:
» Thể lọai: Biên khảo
» Số lần xem: 3902

1. Tứ Thư Ngũ Kinh: Những tinh hoa 9 bộ sách học của các ông Nghè Tiến sĩ VN thuở xưa Cựu học sinh Trung học Petrus Ký Sài gònNgày xưa bằng Đường Tơ Lụa, người Á Rập đến Trung Hoa học nghề in, nghề chế thuốc súng, rồi Á Rập dạy lại các nghề đó cho người Âu. Ngày nay thế kỷ 20, Trung Hoa “học” từ Mỹ, Nga về nguyên tử không gian… nhưng Trung Hoa vẫn luôn luôn đề phòng chống lại âm mưu có hại cho dân tộc họ từ Nga Mỹ. Thì quá khứ có giai đoạn nào đó, tổ tiên ta đã “học” đạo lý triết học từ Trung Hoa cũng là chuyện bình thường của văn minh tiến bộ và các cụ cũng luôn đề phòng âm mưu xâm lược, đồng hóa của Trung Hoa.

Lịch sử văn minh thế giới là học hỏi nhau tiến bộ, sáng tạo rồi tiêu diệt nhau. “Cá lớn nuốt cá bé”. Chỉ có lòng yêu nước, sáng suốt, Cương Nhu đúng lúc mới tự bảo vệ để dân tộc sống còn.

Qua tài liệu tham khảo của các sử gia, các nhà Khổng học VN: Trung Quốc Sử Cương của Phan Khoang, Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, Lịch sử Văn Minh Thế giới, Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa, Luận Ngữ, Kinh Dịch, Trung Dung, của học giả Nguyễn Hiến Lê, Kinh Thi của giáo sư Tạ Quang Phát dịch giải… xin ôn sơ lược chương trình giáo dục cao đẳng ngày xưa ở nước ta.

Tôi không dám phân tách phê bình một chủ đề văn hóa phức tạp sâu xa, mà chỉ cô đọng sơ sài chia sẻ vài nét căn bản về 9 môn học chính của các thế hệ giám sinh (student) Việt Nam (VN) đã trải dài 850 năm đến các bạn trẻ hải ngoại. Thời ấy sau khi đỗ hương cống còn gọi cử nhân, các ông phải tiếp tục học hành khó khăn thêm khoảng 4 năm nữa, mới mong thành ông Nghè, Tiến Sĩ. Chương trình giáo dục nặng văn thơ, đạo đức, luận lý, chính trị, xã hội… có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ. Điều này không thể chối cãi được, đã đóng góp phần lớn cho văn hóa nước nhà. Các nhà khoa bảng VN ngày xưa thừa biết dã tâm bành trướng đế quốc nên hận ghét chính sách đồng hóa của các đế quyền Trung Hoa, cũng phải trân quý đạo lý minh triết từ các nhà tư tưởng xứ sở đó, các cụ gọi là “đạo Thánh Hiền”.

Đồng thời qua sử liệu gốc từ Trung Hoa sẽ giải thích sơ lược một cách khách quan, thắc mắc của giới trẻ Việt di tản: Từ xa xưa, trước khi đến định cư ở Bắc phần VN, tổ tiên ta sinh sống nơi đâu? Sống như thế nào? Nhờ các sử liệu đó chúng ta sẽ thông hiểu được một số tâm tình tổ tiên qua ca dao thi nhạc từ 3000 năm trước. Sau đó tìm hiểu các cụ đã học được điều chi từ người Tàu để xây dựng văn hóa, bảo vệ xứ sở? Song song, nếu chúng ta biết thêm vài điều độc đáo lịch sử Trung Hoa thuở hồng hoang cổ đại cũng để thán phục họ, một dân tộc lớn láng giềng đã có một nền văn hóa cổ khá cao. Xin mời! Chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược :

A – Sơ lược Trường Quốc Tử Giám Thăng Long.

B – Tứ Thư Ngũ Kinh ở vị trí nào trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa?

C – Ngũ Kinh : Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lể, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch

D – Tứ thư : Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung

E – Vài ưu điểm độc đáo nhất, vài khuyết điểm nặng nề

F – Lời kết
Tứ Thư, Ngũ Kinh là 9 bộ sách kinh điển nhà Nho Trung Hoa. Mỗi bộ là một thiên đạo triết sâu xa, dành cho các nhà khoa bảng thâm Nho Trung Hoa Việt Nam nghiên cứu. Gần 9 thế kỷ liên tục Quốc Tử Giám (QTG) Thăng Long và Huế dùng 9 bộ sách này làm các môn học chính dạy các giám sinh (student) thi Đình. Đỗ thi Đình, kỳ thi cao cấp cuối cùng của nước ta thuở xưa, tốt nghiệp với học vị (degree) Tiến Sĩ – Ông Nghè – được vua trọng dụng bằng những chức vụ cao cấp nhất. Trước khi tìm hiểu Tứ Thư Ngũ Kinh, chúng ta nên biết sơ lược trường QTG Thăng Long và vị trí Tứ Thư Ngũ Kinh trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa.

A – Trường Quốc Tử Giám:

Là cơ sở giáo dục cao cấp, được xây dựng tại kinh đô Thăng Long năm 1075 đời nhà Lý với khoa thi Hội đầu tiên có tên “Minh Kinh Bác học” (1). QTG được các vua nước Nam liên tục công nhận học vị (degree) Tiến Sĩ, một trong vài điều kiện ngày nay bắt buộc phải có để được coi là trường Đại học (2). Đến năm 1919 nhà Nguyễn, QTG bị thực dân Pháp đóng cửa. Trường hoạt động liên tục 850 năm đào tạo 3000 ông Tiến Sĩ.

Thuở xưa, sau khi đỗ thi Hương, mỗi Hương Cống có học vị Cử Nhân, tài năng cũng đã danh nhân bậc thầy như: văn hào Nguyễn Du, nhà cách mạng Phan Bội Châu, La Sơn Phu Tử viện trưởng Viện Sùng Chính (3)… các ông Cử ông Cống được ghi tên học Quốc Tử Giám tại kinh đô Thăng Long để tiếp tục trau dồi kinh sử thêm khoảng 5, 3 năm nữa với chương trình giáo dục cao cấp hơn. Tứ Thư Ngũ Kinh là 9 môn học chính của các năm này. Được chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2 năm đầu học để thi Hội, khoảng 2 năm kế học tiếp để thi Đình. Mỗi kỳ thi Đình tỉ lệ đỗ rất thấp khoảng 5%, giám sinh đỗ đầu thi Đình gọi là Trạng Nguyên (4). Những giám sinh đỗ kế đó được gọi Đình Nguyên, Tiến sĩ hay ông Nghè. Tùy thứ hạng đỗ cao thấp, nhà Nguyễn có thêm nhiều danh vị để chỉ học vị Tiến sĩ. Tên các ông được vua ra lệnh phổ biến vinh danh khắùp kinh đô. Tân khoa (graduates) được vua ra lệnh cung cấp ngựa xe lính hầu võng lọng cờ quạt từ kinh đô tưng bừng “vinh quy bái tổ” về làng đương sự sinh sống, để ông Tiến Sĩ cám ơn thầy dạy, cha mẹ kể cả vợ hoặc hôn thê:

“Một mai chàng đỗ khoa thi….

… Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”

Các ông Nghè trở thành nhà khoa bảng cao cấp nhất phục vụ đất nước. Tiểu sử các ông được khắc vào bia đá lớn đặt ở Văn Miếu (Temple Literature) truyền ngàn đời để con cháu tưởng nhớ. Hiện nay hầu hết các bia đá vẫn còn, ngoại trừ bia vài ông bị đục bỏ vì chống lại triều đình, như bia 7 ông Tiến Sĩ cuối đời nhà Lê (5). Bảy ông Tiến Sĩ nầy thấy nhà Lê đã mục nát, trong khi nhà Thanh dòm ngó đất Bắc Hà, các ông liền rời Thăng Long vào Huế theo phò Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ để tiếp tục phụng sự đất nước một cách đúng đắn. Các ông thừa hiểu học thành tài để phụng sự đất nước, không phải phục vụ cho một dòng họ.

B – Đại cương Tứ Thư Ngũ Kinh ở vị trí nào trong rừng tư tưởng triết học Trung Hoa?

Triết học Trung Hoa thời thượng cổ, trung cổ rất phong phú, tư tưởng sâu sắc, nhiều học phái mâu thuẫn đối kháng nhau, nhưng hầu hết đồng có mẫu số chung: Nhân bản và chủ trương đạo đức để an bình xã hội. Triết học phát triển trong dân gian Trung Hoa rất mạnh. Ngoài Nho gia với Tứ Thư Ngũ Kinh, còn có những học phái khác cũng phát triển rực rỡ.

– Đạo gia: Lão Tử, Trang Tử… chú trọng đạo đức để tu học. Vài đoạn trong Đạo Đức Kinh khuyên con người nên giống như nước. “Nước phá được thành, hủy được lửa, sau đó nước lại chảy về chỗ trũng, chỗ thấp nhất”. Có nghĩa khi cần con người nên mạnh bạo, vũ bão như nước, sau đó trở về đời sống bình thường phải khiêm nhượng như nước (6)

– Phật gia, từ trước công nguyên các tăng lữ Phật giáo Ấn Độ truyền đạo vào Trung Hoa, đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, tăng lữ Trung Hoa Trần Huyền Trang (tức Tam Tạng) qua Ấn Độ tu học 18 năm trở về Hàm Dương, ông dịch hằng ngàn kinh Phật từ chữ Phạn. Ông phổ biến triết lý đạo Phật: Cái nhân gieo ra sẽ phải nhận cái quả. Không chỉ riêng kiếp này cái quả vẫn tồn tại và xảy ra ở các kiếp kế tiếp. Cuộc đời con người là bể khổ phát sinh từ lòng dục. Để tìm bình an cho tâm hồn, an bình cho xã hội, đạo Phật dạy mọi người diệt dục, diệt tham sân si. Đời sống càng ít nhu cầu càng dễ tìm thấy hạnh phúc (chỉ sơ lược triết lý không đề cập giáo lý). Sau ông còn nhiều tăng lữ Trung Hoa sang Ấn Độ thỉnh kinh tu học nhưng ông Trang nổi tiếng nhất. Vì là tăng lữ đầu tiên đến Ấn và khi qua đời ông để lại cho hậu thế một kho tàng vĩ đại không những về triết lý đạo Phật, mà còn nhiều bộ sách ghi chép kiến thức, sử địa, phong tục, xã hội địa phương thời bấy giờ trên đường đi lẫn đường về. Ông đến Ấn Độ, rồi trở về Tàu bằng 2 đường khác nhau. Ông cũng được xem là nhà thám hiểm lớn của Trung Hoa.

– Kiêm ái: Mặc Tử … Hãy yêu thương mọi người như yêu chính mình (giống Đức Giêsu). Ông là triết gia có lòng quảng đại vị tha nhất trong các triết gia Trung Hoa.

– Pháp gia: Tuân Tử, Hàn Phi quan niệm “Nhân chi sơ tính bản ác”. Bản chất con người tham lam ích kỷ, cần giáo dục. Đừng nói chuyện vị tha nhân nghĩa với kẻ ác. Xã hội phải chú trọng luật pháp và tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật. Vậy Pháp gia có lẽ thiên vềø chính trị hơn triết? Điển hình: Hàn Phi, Lý Tư cùng học trò Tuân Tử, chính cuộc đời 2 ông cũng chứng minh hùng hồn, nhân chi sơ tính bản ác của kẻ nhiều tham vọng chính trị. Cả 2 cùng làm quan lớn tột đỉnh đời Tần Thủy Hoàng, cùng cố vấn pháp luật, ổn định xã hội giúp vua Tần thống nhất và trị nước. Vì đam mê khanh tướng cả 2 cùng bị giết bởi nhau (7).

Còn nhiều học thuyết khác: duy lý, duy tâm, duy vật, vô thần hoặc thiên khoa học…

Quan niệm ngược với Pháp gia là Nho gia: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Bản chất con người là tốt, chỉ cần giáo dục nhân tâm cho nhân dân, nhất là giáo dục vua quan để vua quan hướng dẫn lại dân chúng, chắc chắn xã hội sẽ tốt đẹp mà không cần dùng võ lực, pháp luật. Có thể nói 2000 năm lịch sử, Trung Hoa đã gắn liền với Nho gia và Nho gia là Trung Hoa.

Nho gia với những sáng lập viên, trụ cột Khổng Tử (8) Mạnh Tử, Tăng Sâm quan niệm: Vũ trụ đã có trật tự (từ Kinh Dịch) thì con người sống trong gia đình xã hội cũng phải có tôn ti trật tự đồng bộ. Hai con cọp không thể cùng làm chúa tể sống hòa bình trong một khu rừng. Các ông chủ trương: Bất kỳ tổ chức lớn nhỏ nào, từ gia đình đến quốc gia phải có và chỉ có 1 người lãnh đạo toàn quyền. Từ đó với quốc gia, ông chủ trương: trọng chính danh. Vua là thế thiên hành đạo, mọi người phải kính trọng vua. Vua ra vua, quan ra quan, dân ra dân. Người cha là chủ gia đình, vợ phải kính trọng chồng (9), con kính trọng cha. Không có bình đẳng giữa vua, quan, dân; không bình đẳng giữa vợ chồng, nam nữ, tuổi tác. Để gìn giữ trật tự xã hội, dù vua hay cha mẹ sai trái nặng nề, Nho gia không có cơ quan của dân “kiểm soát” vua, cũng như không chấp nhận con cái “sửa sai” cha mẹ. Đó là chủ trương chính yếu của Khổng Tử cho phù hợp với trật tự vũ trụ từ Kinh Dịch. Bổn phận người dân, nhất là nam nhân phải học hành, tu luyện đạo đức trong gia đình, sau đó tham gia chính trị, phục vụ xã hội đất nước: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hơn 2000 năm sau, Tổng Thống Kennedy Mỹ quốc cũng đã khuyến khích dân Mỹ bằng một câu nổi tiếng tương tự: “Đừng đòi hỏi xã hội đã làm gì được cho anh, hãy tự hỏi anh đã làm được gì cho xã hội”.

Những quan niệm triết lý đạo đức: danh dự, tự trọng, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, kiêm, thứ, dũng, trung (dung), trung thành, liêm sỉ, quân sư phụ, trung quân ái quốc, tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức… Gọi chung là “đạo làm người”, đạo của người quân tử được Khổng Tử và các thế hệ nhà Nho phân tách, hệ thống hóa chứa đựng trong Tứ Thư, Ngũ Kinh.

Sách Trung Dung, đến nay vẫn còn có giá trị cao: “Điều gì không muốn người ta làm cho mình, thì đừng làm cho người ta”. Sách dạy cách “cương quyết” làm một việc gì, nhưng bài bác cực đoan, quá khích, trung dung cũng không có nghĩa ba phải. “Hồng thắm thời hồng chóng phai, thoang thoảng hoa nhài mới lại thơm lâu”. Đó là thuyết tương đối theo quan niệm Á Đông.

Ngũ Kinh đựơc quân quyền Trung Hoa công nhận và đưa vào giáo dục đời Hán Vũ Đế thế kỷ thứ 2 bc năm 111bc (10). Mười thế kỷ sau, Tứ Thư được đưa vào giáo dục đời nhà Đường thế kỷ thứ 8 ad. Tư tưởng Tứ Thư cũng là những lời giảng thuyết của Khổng Tử, do các Nho gia sống sau Khổng Tử luận thuyết. Ngũ Kinh đặt nặng lịch sử, Tứ Thư đặt nặng triết học đạo làm người để điều hành xã hội, chính trị trên nền tảng vương đạo. Sau đó đến thế kỷ 12 ad, Tứ Thư được Chu Hy hiệu đính lại. Nhà Minh, nhà Thanh dùng Tứ Thư do Chu Hy hiệu đính.

Với Đại Việt (11), Ngũ Kinh được đưa vào giáo dục từ đời nhà Lý (1075) khi thành lập Quốc Tử Giám. Tứ Thư (bản gốc, không phải của Chu Hy) được đưa vào giáo dục đời nhà Trần (1232), khi vua Trần mở khoa thi Đình đầu tiên, thi đỗ gọi Thái học sinh, tương đương Tiến sĩ.

Theo thời gian lịch sử, chúng ta nên biết sơ lược Ngũ Kinh trước.

C – Ngũ Kinh là 5 bộ sách: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Kinh Dịch:

Ngũ Kinh kể điển tích lịch sử, giao tế, xã hội, triết học, đề cao đạo lý. Ý niệm Ngũ Kinh có trước Khổng Tử sinh ra (550 bc) hàng ngàn năm, đến Khổng Tử có công sưu tầm, phân tách, nghiên cứu, hiệu đính, hệ thống hóa (edit, editor), chữ nhà Nho gọi là san định. Nên đời sau thường xem Ngũ Kinh của Khổng Tử. Sau khi ông mất nhiều thế kỷ, Ngũ Kinh vẫn bị đế quyền Trung Hoa dèm pha không dùng, Tần Thủy Hoàng (220 bc) đốt Ngũ Kinh. Vua Hán Cao Tổ (Lưu Bang khai sáng nhà Hán năm 200 bc) có lần nói: “Ta ngồi trên mình ngựa tóm thu thiên hạ có cần học Kinh Thi, Kinh Thư đâu. Bọn học trò chỉ là phường giá áo túi cơm”. Sau đó ông cũng biết: Ngồi trên mình ngựa không thể “trị” được thiên hạ. Đến một lúc vua quan Trung Hoa sáng mắt, khám phá ra Ngũ Kinh là khí giới sắc bén để bảo vệ uy quyền cho chế độ quân chủ chuyên chế. Khởi đầu, năm 111 bc vua Hán Vũ Đế (cháu 4 đời Hán Cao Tổ Lưu Bang) đưa Ngũ Kinh vào chương trình giáo dục (như đã nói ).

Đúng ra Khổng Tử viết được Lục Kinh, không phải chỉ Ngũ Kinh. Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng (220 bc) đốt cháy gần hết chỉ còn chương cuối, có người chộp lại đem về cất giấu.

Kinh Thư và Kinh Thi ghi chép nhiều dữ kiện liên hệ lịch sử nguồn gốc dân tộc Việt nhất. Các sử gia VN thường trích sử liệu từ 2 Kinh nầy để tìm hiểu nguồn gốc dân Việt ngày nay.

1 – Kinh Thư: Theo “Việt sử Tân Biên” (trang 35, 36) của sử gia Phạm Văn Sơn (Đại Tá Trưởng ban Quân Sử BộTTM/ Quân Lực VNCH). Kinh Thư là bộ sử do Khổng Tử ghi chép từ đời vua Nghiêu, Thuấn đến cuối đời Tây Chu (năm 2500bc đến 770 bc). Thời khoảng lịch sử của Kinh Thư, với ta làø thời kỳ truyền thuyết 18 đời vua Hùng, nhưng Kinh Thư không nói chi về 18 đời Hùng Vương. Trong Kinh Thư, Khổng Tử vẽ địa giới tộc Hán tức nhà Chu và các chư hầu. Ông cũng “vẽ” địa giới các bộ tộc KHÔNG phải tộc Hán ở phía bắc, nam Trung Hoa. Đoạn sưu tầm sau đây, chỉ phớt sơ cổ sử Trung Hoa, nhưng sẽ nói rõ về cổ sử các bộ tộc Man Di (không phải tộc Hán) ở phía nam Hán tộc từ Kinh Thư:

Thuở ấy, tộc Hán sinh sống, tạo thành nhiều nước chư hầu cho Tây Chu (12) ở quanh quẩn lưu vực sông Hoàng Hà. Phía bắc tộc Hán: rợ Xích Địch (tiền thân rợ Hồ về sau), rợ Tây Nhung, Sơn Nhung (sau đó bị đồng hóa thành người Hán, mất tên). Phía nam, từ sông Hoài xuôi nam ngang qua lưu vực Trường Giang tức sông Dương Tử (13) đến phía nam 5 dãy núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến) là đất sống của những dân tộc Man Di có tên: Giao Chỉ, Bách Việt, Mân Việt, Việt Thường (14) (mời xem bản đồ 1, 2). Kinh Thư ghi nhận: Người Giao Chỉ có 2 ngón chân cái giao nhau hình chữ L (15). Các bộ tộc Man Di có 4 đặc điểm: xâm mình, cắt tóc ngắn, hay khoanh tay và cài áo bên phải (lúc ấy Hán tộc cài áo ở giữa). Họ làm nghề chài lưới săn bắn, thường sinh sống gần ao hồ sông biển, ven rừng. Tính tình giống Man Di: chăm chỉ làm việc, thích hòa bình, khi cần không sợ chết. “Văn hóa khác hẳn Hán tộc”. Đã bị chê man di nhưng vẫn có “văn hóa” có nghĩa họ vẫn chê ta đấy.

Với kiến thức nông cạn, tôi nghĩ: Chữ “man di” chẳng có gì đáng buồn! Mời lật “Sử Thế Giới” cách đây 3000 năm có bao nhiêu bộ tộc man di? Bao nhiêu dân tộc có văn hóa?

Để dễ tìm nguồn gốc VN, người Việt không nên “giận” chữ man di. Chúng ta cứ xem Man Di là danh từ riêng chỉ các bộ tộc không phải Hán tộc ở phía nam sông Hoàng Hà (tức là từ sông Hoài xuôi về Nam ngang qua 2 bên lưu vực sông Dương Tử, rồi càng về Hoa Nam) (16)

Sử gia VN đem đối chiếu cổ thư này với địa lý, thì các giống Man Di sống ở các tỉnh Phúc Kiến, Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang gần hồ Đồng Đình có núi Ngũ Lĩnh (lưu vực phía nam sông Dương Tử). Điều này chẳng khác chi truyền thuyết Hùng Vương “Con Rồng Cháu Tiên”, xuất xứ từ Đại Việt Sử Ký của sử gia Ngô Sĩ Liên thời nhà Lê, chúng ta đã học thời trung tiểu học VNCH: Vua Đế Minh cháu 3 đời vua Thần Nông (17) đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp nàng tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục làm vua, hiệu Kinh Dương Vương (18). Kinh Dương Vương lấy con gái vua Đồng Đình hồ là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ sinh ra 1 bọc có 100 trứng nở 100 con (Bách Việt) 50 con theo mẹ lên núi (thành người thượng du sau này?) 50 con theo cha xuống biển (có nghĩa xuống đồng bằng thành người kinh). Lạc Long Quân phong cho con trưởng (ở đồng bằng) làm vua Hùng Vương thứ 1. Vua Hùng đặt tên nước Văn Lang. Chúng ta nghe các địa danh quen thuộc: Hồ Đồng Đình, núi Ngũ Lỉnh và tên vài bộ tộc quen thuộc: Bách Việt, Giao Chỉ.

Tuy Kinh Thư không nói chi về nước Văn Lang và 18 đời vua Hùng, nhưng Kinh Thư nói rõ: Dòng Dương Tử là “Nguồn sống” của tộc Giao Chỉ và giống Man Di, trước cả Hán tộc từ phương Bắc tràn xuống sông Hoàng Hà. Đây là những tài liệu quý của ngoại quốc (khách quan) mà sử ta lẫn sử Âu Mỹ thường dùng để đi tìm hiểu nguồn gốc 2 dân tộc Tàu, Việt .

Sử gia Tư Mã Thiên: Đến thế kỷ thứ 6 bc giống Man Di ở lưu vực Dương Tử đã di cư về Hoa Nam, kẻ ở lại bị đồng hoá (Hán hoá) trở thành các nước Sở, Ngô, Việt (19). Và trước tây lịch dân cư Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Bắc phần VN cùng một nguồn gốc không liên hệ gì Hán tộc có tên Bách Việt (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 29). Do đó ai nghĩ rằng: Người Việt do người Tàu mà có. Không đúng! Càng trật xa hơn dưới mắt nhà khoa học: Hán tộc có gốc Mông gô lích từ sa mạc Gobi. Còn hầu hết người Việt ngày nay và giống Man Di thuở xưa có gốc Anh đô nê diêng từ vùng Đa đảo (Polynesia) Thái Bình Dương di cư vào (cùng gốc Mã Lai) Á châu. Thời kỳ Băng Giá Cuối Cùng (The Last Ice Age, cách đây khoảng 15 ngàn năm) giữa Đa đảo và Á châu gần như là đất liền. (Trích từ sách Bangsa Champa, trang 236, tác giả Dohamide, người Việt gốc Chiêm Thành.)

Anh đô nê diêng, Mông gô lích là thuật ngữ của giới cổ sử VN từ đầu thế kỷ 20, không phải ngôn ngữ Hà Nội. Chữ khoa học Giganpithèque là Anh đô nê giêng gốc Mã Lai và Sinanthrope Người Vượn Bắùc Kinh (20) là Mông gô lích gốc Mông Cổ.

4000 năm 2 dân tộc Hán Việt sống gần gũi, tất nhiên một số người Việt ngày nay phải có lai giống với Hán tộc, cũng như một số người tộc Hán đã lai giống với các tộc Man Di vậy.

Mời bạn đọc tiếp Kinh Thi để biết thêm tâm tình các bộ tộc Man Di, Giao Chỉ, Bách Việt.

2 – Kinh Thi: Theo “Trung Quốc Sử Cương” của Phan Khoan: Đời nhà Chu (1000 năm bc) các vua Trung Hoa đặt các quan Thái Sử sưu tầm 3000 bài thơ cổ (ca dao) trong nhân gian và những bài thi nhạc cung đình từ trước đó, xếp thành 1 tập sách gọi là Kinh Thi. Đến Khổng Tử, ông chọn lựa chỉ giữ 300 bài tuyệt tác nhất, cũng đề tên Kinh Thi.

“Trung Quốc Sử Cương” cuốn sử giáo khoa trung học VNCH, sử gia Phan Khoan muốn ngắn gọn để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nên ông vắn tắt. Thật sự Kinh Thi (sau khi Khổng Tử chọn lựa) gồm hơn 300 thiên, mỗi thiên gồm nhiều chương, mỗi chương gồm nhiều bài thơ cổ của 15 chư hầu lớn nhà Chu. Lúc ấy nhà Chu có cả trăm chư hầu, hầu hết diện tích chỉ bằng vài làng xã nước ta, mỗi chư hầu có triều đình riêng, quân đội riêng. Có nghĩa Kinh Thi khi chưa chọn lựa có đến 3000 thiên.

Kinh khủng cho văn hóa một xứ sở ở 3, 4000 năm trước. Đáng phục thay!

Nhiều học giả Trung Hoa nói: Chưa bao giờ Khổâng Tử nhận đã san định Kinh Thi, nhưng vì đạo lý của Kinh Thi cũng là đạo lý Khổng Tử và các tiên nho thi bá nước ta về sau đều gắn cho Khổng Tử san định Kinh Thi. Vậy cứ theo gương ông cha cho tiện việc sử sách, chúng ta coi Kinh Thi là của Khổng Tử. Ngoài ca dao thơ phú tả tình tả cảnh, Kinh còn có những phân tách khen chê của Khổâng Tử để răn đời. Kinh Thi bằng Quốc ngữõ do các học giả VN dịch giải còn dầy hơn, ngoài việc ghi nguyên bản chữ Hán cổ còn dịch nghĩa, dịch ý chữ Quốc ngữ

4000 năm thiên nhiên vật thể đổi dời, văn thơ lãng mạn tiến bộ ý tứ sâu sắc hơn. Còn tình cảm người xưa, người với người, với xóm làng, với quê hương có khác gì ngày nay không? Kinh Thi nói về các tình cảm đó, giữa vợ chồng yêu thương, trai gái hờn ghen vui giận, bạn bè quý mến cần nhau, vua quan hợp tác phục vụ hay chống báng nhau. Ca dao lời thơ mộc mạc, chân thật, uyển chuyển hàm súc, vừa biểu tượng đời sống dân gian ngày xưa, vừa giáo dục nhân dân đời sau bằng đạo lý. Qua Kinh Thi người ta biết tính tình người dân, phong tục xã hội từng địa phương Hán tộc và các chư hầu thời thượng cổ với thịnh suy bởi chiến tranh, thanh bình. Có thể trong Kinh Thi có cả ca dao các bộ tộc Man Di, sẽ phân tách kế đến.

Mời bạn trẻ VN đọc tiếp sẽ khám phá nhiều thú vị: 13 trong số 15 chư hầu nhà Chu có ca dao trong Kinh Thi đều ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông nhà Chu, hầu hết họ là tộc Hán. Chỉ 2 “chư hầu” còn lại là Chu Nam, Thiệu Nam ở phía nam nhà Chu, là tộc Hán chăng? Chợt nhớ tới Kinh Thư, tôi thắc mắc: hoặc là giống Man Di?

Xin nhắc lại Kinh Thư (đã trình bày bên trên) Khổng Tử nhiều lần xác định rõ rệt:

1- Phía nam tộc Hán (nhà Chu và các chư hầu) là các bộ tộc Man Di (không phải tộc Hán).

2- Rõ ràng hơn: Tộc Hán chỉ ở lưu vực sông Hoàng Hà (Hoa Bắc). Tộc Man Di sinh sống từ lưu vực sông Hoài đến phía nam núi Ngũ Lĩnh (Hoa Nam). Có nghĩa 2 lưu vực Trường Giang (sông Dương Tử) chảy ngang hướng đông tây ở ngay giữa địa phận người Man Di gồm các bộ tộc Giao Chỉ, Bách Việt, Việt Thường, Mân Việt… Hai xác định cùng một ý.

Theo các học giả Trung Hoa: Chu Nam là các chư hầu phía nam nhà Chu. Còn Thiệu Nam: các chư hầu phía nam nước Thiệu và cũng có thể nước Thiệu ở phía nam nhà Chu. Ca dao thơ phú 2 chư hầu này được đề cập khá nhiều trong Kinh.

Trước khi tìm hiểu vị trí địa dư 2 chư hầu Chu Nam, Thiệu Nam và ca dao của họ, chúng ta nên tìm hiểu chữ “chư hầu” ở 3000 năm trước. Chư hầu, nước phụ thuộc đã đành, chư hầu cũng có nghĩa các bộ tộc Man Di chưa thành nước, cũng chịu triều cống Thiên Tử nhà Chu hùng mạnh. Các bộ tộc Man Di muốn nhờ nhà Chu làm cái khiên che chở họ khi bị các chư hầu, bộ tộc khác gây chiến. Nhà Chu chẳng bao giờ dại dột từ chối không nhận triều cống đóng thuế từ các bộ tộc Man Di, dù họ không phải Hán tộc. Đó là chính sách “liên minh thần phục”(21) để người giàu càng giàu mạnh nhiều uy thế và kẻ thấp cổ được sống còn mà vẫn không bị mất đất, miễn không vi phạm “luật thần phục”: Không triều cống, không đóng thuế.

Xin lạc đề vài dòng trước khi trở lại 2 chư hầu Chu Nam và Thiệu Nam.

Tất nhiên tôi phải tin Khổâng Phu Tử, vì 20 thế kỷ nhân dân nước Tàu và khoa bảng nước ta đã tôn vinh ông là Vạn Thế Sư Biểu. Tôi chân thành cám ơn ông, một sử gia, một hiền triết, một giáo chủ đã để lại nhiều sử liệu quý giá liên quan đến giống Man Di. Chẳng lẽ tôi tin các ông “con trời vô thần” (thiên tử cộng sản) chỉ hậu sanh, bá quyền nói ẩu, nói cho lấy được: các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa tít ngàn dặm ở biển Nam là của Trung Quốc? Thế mà ngày nay chính quyền Hà Nội vẫn “cắt đất dâng biển” thêm cho Trung Cộng.

Đúng ra chúng ta chưa cần biết vội vị trí địa dư Chu Nam, Thiệu Nam ở đâu, chỉ cần đọc các vần thơ Kinh Thi phần Chu Nam, Thiệu Nam; các địa danh sông ngòi núi rừng … trong các bài thơ đó sẽ tình tự ngay thẳng nói lên xuất xứ từ tộc nào? Và tiện thể chúng ta hãy nghe vài lời ca hát thầm thì giống Man Di, tổ tiên Giao Chỉ, Bách Việt từ 3, 4000 năm trước

Một số ca dao điển hình của Chu Nam và Thiệu Nam sau đây, được trích từ bản dịch quốc ngữ “Kinh Thi Tập Truyện” của học giả giáo sư Tạ Quang Phát – Sàigòn 1969. Mặc dầu ông Phát dùng thơ ta diễn dịch, nhiều lần ông khẳng định: dịch rất sát nghĩa, sát ý từ chữ Hán cổ.

Bài: Nhữ Phần – Chu Nam 10. Vợ nhớ chồng và mừng biết chàng vẫn trung thành

Bờ đê sông Nhữ lần đi (sông Nhữ chi nhánh sông Hoài, lưu vực phía bắc sông Dương Tử).

Cây, nhành em đẳn, quảng gì nhọc công

Khi em chưa gặp được chồng

Như cơn đói nặng tấc lòng xót xa

Bài: Hán Quảng – Chu Nam 9. Khen người phụ nữ đoan trang được đời kính nể.

Bụi cây lộn xộn đẹp xinh

Tôi lo cắt loại cây kinh mà dùng

Nếu nàng nay đã theo chồng

Xin nuôi giùm ngựa cho lòng đẹp vui.

Rộng thay sông Hán cách vời (sông Hán, một chi nhánh lớn của sông Dương Tử )

Chớ toan lặn lội vượt khơi mà hòng

Trường giang xa tít muôn trùng (lại Trường giang! là sông Dương Tử)

Thả bè chẳng thể xuôi dòng mà đi

Bài nầy là lời trần tình của kẻ thất tình: Vẫn biết bạn lòng đã đi lấy chồng, chàng vẫn tiếp tục cắt cây nuôi ngựa nhà nàng để kiếm điểm. Nàng cho biết: Dù lòng nàng rộâng như sông Hán dài như Trường giang…khó lay chuyển. Khuyên chàng đừng mơ mộng phá đám.

Đùa theo lối giáo sư MC Nguyễn Ngọc Ngạn cho dễ hiểu: Khi nào ly dị nhớ đừng quên anh

Bài: Quan Thư – Chu Nam 1. Chồng nhớ vợ – Từ phương xa chàng tưởng tượng nàng đang cô đơn làm việc đồng áng để kiếm sống.

So le rau hạnh lơ thơ (rau hạnh có cọng dài cọng ngắn)

Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên (hái phải thuận theo dòng nước bên này rồi bên kia)

U nhàn thục nữ chính chuyên

Nhớ khi thứùc ngủ triền miên chẳng rời (dù thức ngủ đều nhớ đến vợ)

Nếu cầu mà chẳng gặp người

Khi mơ khi tỉnh bồi hồi nhớ thương

Xa xôi trông nhớ đêm trường

Chiếc thân trằn trọc trên giường nào yên

Bài: Giang Hữu Tự – Thiệu Nam 2. Tục xưa: Lấy chồng, nàng dâu dẫn cả em gái, đầy tớ gái theo hầu chồng mình là một vinh dự cho các cô, vẫn biết sau đó các cô đều sẽ trở thành hầu thiếp cả. Sau đây lời trách của các cô em và nữ tì vì không được chị dẫn họ theo.

Trường giang còn nổi cồn lên (lại Trường giang!)

Lấy chồng chẳng dắt, chị quên em rồi

Bỏ em chẳng dắt thì thôi

Về sau em ở yên nơi chung cùng

Một bài dịch khác với Giang Hữu Tự – Thiệu Nam 2.

Trường giang còn có sông Đà (tất nhiên không phải sông Đà chi nhánh Hồng Hà ở VN)

Vu quy chẳng dắt em qua ở cùng

Tuy qua chẳng dắt đi chung

Mai sau chép miệng hận lòng vội ca

Đã đan cử vài bài thơ, ca dao đầy tình người, tình chồng vợ của giống Man Di Chu Nam và Thiệu Nam được Khổng Tử trang trọng gộp chung là Nhị Nam thuộc loại Chính Phong. Mụïc đích các bộ tộc đó dùng văn thơ để giáo dục gia đình, cảm hóa xóm làng, hướng dẫn quần chúng làm điều thiện (đúng ý Khổng Tử). Phân biệt với ca dao 13 nước kia gọi Biến Phong hầu hết là nhạc cung đình lễ hội, chỉ một số rất ít bài thơ, ca dao tâm tình dành cho làng xóm và lòng người (giống Nhị Nam). Nếu chỉ đọc vài bài thơ rời rạc trên đây hoặc chỉ đọc Kinh Thi, không đọc Kinh Thư để biết lịch sử, địa dư tộc Man Di; có thể nói một cách dè dặt khó ai nghĩ đây là những bài ca dao thi nhạc, di sản tinh thần của người Giao Chỉ Bách Việt.

Các ông Nghè VN thuộc nằm lòng sử liệu ghi trên từ Kinh Thư Kinh Thi. Bởi thế sau khi thắng Mãn Thanh, năm 1792 Nguyễn Huệ sai 2 ông Nghè Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích và Tướng Vũ Văn Dũng đi sứ TrungHoa gặp vua Càn Long. Các ông đã dùng bằng chứng từ Kinh Thư, Kinh Thi, sử Tư Mã Thiên (22) cùng 3 tấc lưỡi để chỉ xin lại “tượng trưng” 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và xin cưới 1 công chúa Tàu cho chủ soái Nguyễn Huệ. Vua Càn Long, một ông vua thông minh sáng suốt nhất nhà Thanh chấp nhận 2/3 yêu cầu là gã 1 công chúa và “cho” Nguyễn Huệ tỉnh Quảng Tây. Tiếc rằng chỉ 2 ngày sau Nguyễn Huệ mất sớm (40 tuổi), Càn Long lờ luôn lời hứa (Trích Quang Trung Nguyễn Huệ của Hoa Bằng trang 331, xuất bản Hà Nội năm 1941). Người Việt ngày nay thường tiếc nuối vua Quang Trung mất sớm. Nếu ông sống thêm 10 năm nữa chắc chắn cục diện VN nhiều thay đổi tốt.

Các thi nhân cổ VN Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… cũng thường dùng thi hứng từ Kinh Thi

Thí dụ: Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền (23) mờ mịt thức mây

Chín tầng gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

Nước thanh bình ba trăm năm cũ

Áo nhung trao quan vũ từ đây

Sứ trời sớm dục đường mây

Phép công là trọng niềm tây sá nào

….

4 câu đầu xuất xứ Kinh Thi , 4 câu sau trở đi mới là của Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.

Kinh Thi cũng bị Tần Thủy Hoàng đốt. Sau đó được viết lại từ những trang chưa cháy và trí nhớ của các nhà Nho Tàu thuở ấy.

3 – Kinh Lễ còn gọi Lễ Ký: Là một sách giáo dục, nói về trật tự thứ bậc trong gia đình xã hội và trình bày các nghi lễ quan hôn tang tế trong gia đình, đình làng và triều đình, phần cuối Kinh Lễ có thêm 1 chương cuối Kinh Nhạc. Như đã nói ở trên, Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng đốt cháy gần hết, chỉ còn 1 chương cuối. Có người lấy lại được cất giấu, các thế hệ sau ghép chung vào cuối Kinh Lễ.

4 – Kinh Xuân Thu: Khổng Tử ghi chép lịch sử nước Lỗ (nước ông) từ năm 722bc đến 480bc, tổng cộng 242 năm. Về sau, sử gia Trung Quốc dựa theo tên Xuân Thu do sử ông viết, họ đặt tên thời khoảng lịch sử nầy là thời Xuân Thu, kế đến là thời Chiến Quốc 480 bc – 250 bc. Mặc dầu Khổng Tử viết 2 cuốn sử Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, nhiều sử liệu dày cộm thời Trung Hoa cổ đại; 4 thế kỷ sau, đệ nhất sử gia Trung Hoa Tư Mã Thiên (140 bc) còn phải dùng sử liệu từ 2 bộ Kinh nầy để viết sử. Nhưng sử của Khổng Tử không tránh khỏi cái tật “xấu che tốt khoe” và nặng phần đạo lý nên giá trị lịch sử chỉ tương đối. Hậu thế ít gọi Khổng Tử là sử gia. Tuy nhiên căn cứ minh triết của ông, người đời kính trọng ông hơn sử gia, triết gia. Họ coi Khổng Tử là giáo chủ Khổng giáo. Ở Á châu ông đứng ngang hàng Phật Thích Ca, Đức Giêsu nếu không muốn nói còn hơn nữa. Trong khi ông chưa bao giờ nhận đạo lý do ông cổ võ là tôn giáo. Ông phát biểu ở Luận Ngữ: “Đời sống tương lai còn chưa biết? Nói chi chuyệân chết”. Nhưng đạo lý của ông vẫn cổ súy con cháu kính thờ tổ tiên.

5 – Kinh Dịch: “Bộ sách” độc đáo cổ xưa nhất Trung Hoa, có từ thời vua Phục Hy, Tam Hoàng hơn 25 thế kỷ trước tây lịch (trước khi Trung Hoa có chữ viết). Tất nhiên “sách” có trước Khổng Tử (550bc – 480bc) 2 ngàn năm. Không biết tác giả là ai, nhưng chắc phải do nhiều người viết vì ý sách rất phong phú và đối kháng nhau. Tất cả được biểu thị trên thân tre, mảnh gỗ, mai rùa (từ đời nhà Thương), mỗi lần chở “sách” phải cần vài xe tứ mã. Sách được khắc bằng 2 ký hiệu gạch dài, gạch ngắt ( _ – – ) với 8 quẻ. Tám quẻ ấy đặt chồng lên nhau thành 64 quẻ đôi. Tàu gọi là Trùng Quái. Từ đó muốn diễn tả ý nghĩa gì người Trung Hoa cổ dùng căn bản “64 chữ cái” vừa trình bày. Ngày nay các ký hiệu đó vẫn còn thể hiện ở hình Bát Quái thường gắn trước cửa nhà. Nhờ Khổng Tử diễn dịch, hậu thế hiểâu được ý sách gồm 2 phần “Kinh” và “Dịch” nói về trật tự vũ trụ và con người, là nguồn gốc hầu hết các tư tưởng triết học Trung Hoa duy vật, duy tâm, duy lý như đã sơ lược bên trên. Kinh Dịch là bằng chứng từ thời tiền sử cổ xưa loài người còn ăn lông ở lỗ, Trung Hoa đã có nhân sinh quan, triết học độc đáo. Người Tàu rất hãnh diện về Kinh Dịch. Khổng Tử chỉ hệ thống hóa, diễn dịch ý sách bằng tiếng Hán cổ, ông vẫn giữ lại ý và tựa sách: Kinh Dịch.

Kinh Dịch còn chứa đựng thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Bói Toán.

– Thuyết âm dương hòa hợp: Âm dương vừa đối kháng vừa cần nhau. Thí dụ: nam nữ, ngày đêm, mặt trời mặt trăng, cực thịnh sẽ suy, cực suy sẽ thịnh, có suy mới hiểu được thịnh, có thịnh mới nhớ khi suy. Có giàu mới hiểu khi nghèo và ngược lại.

– Thuyết ngũ hành: Bằng những vật chất đơn giản hiện hữu có trước mắt: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; từ tiền sử (chưa chữ viết) Trung Hoa đã gói ghém một triết lý sâu xa về sự thành lập vũ trụ bằng vật chất, mà các vật chất ấy cũng đối kháng nhau. Thí dụ: Lửa là hỏa thiêu rụi mọi thứ thành than sinh ra đất là thổ, nhưng hỏa thì kỵ thủy. Có khác chi các nhà khoa học ngay nay tin rằng: Bốn tỷ năm trước, trái đất là quả cầu lửa nhờ mưa tạo ra sông biển làm trái đất nguội dần. Nhưng nay có cũng có thuyết: đại dương có là do sựï va chạm giữa trái đất và một tinh cầu chứa nước muối (chỉ là giả thuyết). Từ đó người xưa nghĩ đến những khía cạnh khác, ngũ vị: mặn, đắng, chua, cay, ngọt. Ngũ giác: tay, lưỡi, mắt, tai, mũi. Qua các triết lý về sau cho biết, lúc ấy họ cũng đã biết giác quan thứ 6 trực giác.

Kinh Dịch cũng là nguồn gốc bói toán. Bói có tính toán suy luận không phải loại bói toán mê tín dị đoan.

D – Tứ Thư: Bởi nhiều Nho gia sau thời Khổng Tử viết. Đến 10 thế kỷ sau, Chu Hy (1130 -1200) hiệu đính Tứ Thư và thêm vài điều mới lạ. Chu Hy sống thời chiến tranh Kim, Tống có Nhạc Phi, Tần Cối (trước khi Mông Cổ thôn tính nhà Tống năm 1255). Để dân Trung Hoa đỡ lầm than vì nội chiến, ông dùng uy tín cá nhân một triết gia nổi tiếng đương thời lồng vào đạo lý Khổng Mạnh kêu gọi vua quan 2 nước Tống Kim ngưng chiến, nhưng không hiệu quả. Chu Hy từ chức về quê viết nhiều sách. Tất nhiên Chu Hy cũng học phái Nho gia Khổng Mạnh, nhưng ông thêm chủ trương: Tri hành hợp nhất trong sách Trung Dung. Có nghĩa Biết mà không làm, cái biết đó vô dụng và Hành chưa hẳn là hành động (sẽ phân tích sau). Tương tự Ngũ Kinh Khổng Tử; khi Chu Hy còn sống, tư tưởng của ông bị coi là “ngụy học”, nhưng Tứ Thư (bản gốc) vẫn được dạy ở các trường cao đẳng từ đời nhà Đường. Sau khi Chu Hy chết, đến đời nhà Minh mới dùng Tứ Thư do Chu Hy hiệu đính. Nhà Thanh thấy Tứ Thư có lợi lớn cho xã hội, nhất là bảo vệ chế độ quân chủ tập quyền, Mãn Thanh chú trọng đặc biệt, vua Khang Hy ngưỡng mộ, vinh danh Chu Hy. Như đã nói quân quyền Đại Việt dùng Tứ Thư tăng cường vào chương trình giáo dục cao đẳng từ thời nhà Trần và sao lại 90% nguyên bản. Sẽ trình bày 10% khác biệt độc đáo về tri thức các ông Nghèø Đại Việt để giữ nước ở phần Lời kết (cuối bài viết). Số bách phân trên đây chỉ là tượng trưng, không căn cứ vào đâu cả.

Tứ Thư gồm 4 sách: Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Trung Dung

1 – Đại học: Gồm 2 phần, phần 1 chỉ một chương viết về những lời nói của Khổng Tử; phần 2 gồm mười chương do Tăng Sâm luận thuyết. Ông là học trò giỏi nhất trong 3000 học trò, đệ nhất hiền nhân trong 72 “ thất thập nhị hiền nhân quân tử” của Khổng Tử.

Để hiểu ý nghĩa chữ Đại Học của Trung Hoa ngày xưa rộng rãi và khác biệt ngày nay như thế nào, chúng ta nên biết thêm: Từ 3 đời Hạ, Thương, Chu (2000 năm trước tây lịch) ngành giáo dục Trung Hoa đã có 2 cấp: Tiểu học từ 8 tuổi đến 14 tuổi học luân lý, đạo đức. Và Đại học: 15 tuổi đến 20 học lễ, nhạc, thi, thư, chiến thuật, võ thuật, cỡi ngựa, bắn cung…

Sách Đại Học: Để trở thành người quân tử, con người phải sống theo đức hạnh có sẵn “Nhân chi sơ tính bổn thiện” và học lễ nhạc thi thư thì mới được vào cõi Thiện, đó là giới Đại Học. “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” xuất xứ từ sách này. Chỉ 2 chữ “tu thân” viết một sách dày cui cũng chưa hết ý Nho gia vì Tu Thân là trung tâm học thuyết Khổng Mạnh.

Tu thân gồm 3 đức: Nhân, Trí, Dũng. Chỉ nói sơ đức Nhân theo Khổâng Tử: Phải biết thương người đáng thương và ghét kẻ đáng ghét. Kẻ đáng ghét vẫn thương, xã hội sẽ loạn. Tâm thiện cần hơn làm việc thiện, việc thiện thường đều quy về tư lợi, nhiều người tranh giành nhau làm việc thiện, xã hội loạn. Nhân không phải là thương người, Nhân là: Đạo làm người.

Hai chữ Trị quốc, không hẳn là làm vua, ý chính là dấn thân phục vụ xã hội, tổ quốc ở bất kỳ chức vụ lớn nhỏ nào. Bình thiên hạ: mới là làm vua, vẫn biết chữ “thiên hạ” của Trung Hoa ám chỉ nhiều nước chư hầu. Do đó ý nghĩa Đại Học: Tài + Đức, ở bất kỳ cấp bậc nào.

Vậy: Sau khi tu thân, gương mẫu đủ tư cách làm chủ gia đình, mới có thể phục vụ quốc gia.

2 – Luận ngữ: Do học trò ghi chép lời bàn luận đối thoại về luân lý, triết lý, văn học, chính trị giữa Khổng Tử với các nhà khoa bảng đương thời ở nước Lổ (nay là bán đảo Sơn Đông).

Như đã nói: Đạo lý, lẽ phải điều trái đã có từ trước khi Khổng Tử sinh ra. Ông chỉ là người lập lại và thuyết giảng đạo lý đóù, học trò ghi chép lại thành một bộ, đặt tên Luận Ngữ. Đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng… nói chung đạo làm người. Những gì chúng ta thường nghe: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Khiêm, Thứ, Dũng Trung, Liêm Sĩ. Công Minh Chính Đại… Đạo người quân tử hầu hết tập trung ở Luận Ngữ.

Thuyết Chính Danh: Nghĩa đen nên dùng chữ nghĩa đơn giản rõ ràng mọi giới đều hiểu, đừng chơi chữ cao xa, giải thích kiểu nào cũng được. Tối kỵ dùng chữ lập lờ đánh lận con đen có hậu ý. Từ đó sinh ra: “Danh chính thì ngôn thuận”, nói ngắn gọn: Chính Danh.

Ý nghĩa quan trọng hơn của thuyết Chính Danh: Vua thay mặt ông Trời để trị muôn dân, dân quan tướng phải nghe lệnh vua. Để tránh biến loạn giành giựt ngôi vua, Khổng Tử đành “tạm chấp nhận”: Cha truyền con nối. Thật sự Khổng Tử KHÔNG bao giờ muốn: ngôi vua cha truyền con nối. Để hiểu ý chính trị gia Khổng Tử từ 25 thế kỷ trước: Vua nên có từ đâu?

Chúng ta dựa Kinh Thư, tìm hiểu tóm tắc lịch sử Trung Hoa trước tây lịch: Sau khi chế độ bộ lạc thị tộc tan rã, Trung Hoa lập thành nước.

Đầu tiên ông Nghiêu làm vua từ năm 2356 BC (có lẽ ông Nghiêu đứng đầu các bộ lạc) diện tích Trung Hoa lúc ấy chỉ bằng khoảng 2,3 tỉnh ở ngã 3 sông Vị và sông Hoàng Hà. Ông Nghiêu làm vua 100 năm? (2356bc-2255bc) không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi cho người có tài là Thuấn.

2255bc – 2205bc vua Thuấn làm vua 50 năm, cũng không truyền ngôi cho con, mà truyền ngôi cho ngươì có tài là Vũ.

Trong 3 đời Nghiêu, Thuấn, Vũ: Vua sống bình dân giản dị, xã hội Trung Hoa thịnh trị không tội ác. Ban đêm ngủ không cần đóng cửa. Kẻ đi đường lượm được của rơi trả lại cho người đánh mất. (Xin nhớ đây là những sự kiện do Khổng Tử viết lại vào thời không chữ viết).

Hết thời vua Vũ, ông cũng muốn truyền ngôi cho người có tài, nhưng không ai nhận, chẳng đặng đừng ông Vũ “đành truyền ngôi cho con” là Khải (2205bc).

Từ thế kỷ 23 bc đến thế kỷ 18 bc: Khởi đầu việc ngôi vua ở Trung Hoa cha truyền con nối. Ông Vũ có họ là Hạ, nên con cháu ông làm vua được xếp là nhà Hạ(2205-1767). Truyền cho nhau được 18 đời đến vua Kiệt cuối cùng thì bị mất ngôi năm 1767 bc về tay nhà Thương.

1766-1112 Nhà Thương làm vua, truyền 30 đời, vua cuối là Trụ bị mất ngôi về tay nhà Chu.

1111bc – 221bc. Nhà Chu có 2 thời Tây Chu và Đông Chu (đã nói ở phần Kinh Thư ).

Hạ,Thương, Chu. Sử gọi là thời Tam Đại. Khổng Tử sinh ra năm 550 bc thời Đông Chu.

220bc – 206bc. Tần Thủy Hoàng diệt nhà Chu và các chư hầu, thống nhất Hán tộc. Đây là biến cố lịch sử quan trọng nhất của nước Tầu. Từ đấy Trung Hoa không còn chế độ phong kiến nữa (24), uy quyền tập trung tại kinh đô cho đến nay.

Nhà Tần chỉ làm vua 15 năm có 3 đời vua thì bị nhà Hán cướp ngôi năm 206 bc.

206 bc-220 ad (tây lịch): Nhà Hán.

(Số năm trên đây chỉ tương đối, các sử gia ghi lại cũng không đồng nhất, chênh lệch chút ít).

Tóm lại lịch sử Trung Hoa 25 thế kỷ trước tây lịch chỉ cần nhớ 8 chữ cũng đủ tóm lược:

Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán.

Nghiêu Thuấn Vu õ(3 đời vua đầu tiên) Hạ Thương Chu Tần Hán (5 dòng họ kế tiếp làm vua).

Đời 3 vua Nghiêu Thuấn Vũ, xã hội Trung Hoa an bình là điều có thật (qua nhiều sử sách và khảo cổ các di chỉ tìm được trong lòng đất). Nhưng 2 vua Nghiêu Thuấn không truyền ngôi cho con, lại truyền cho người có tài, khó tin? Thời ấy (khoảng 2500 bc) Trung Hoa chưa có chữ viết, chữ viết có vào thời nhà Thương khoảng 1600 bc. Người ta ngờ Khổng Tử bịa để khuyên các vua thời ông đừng truyền ngôi cho con hãy truyền ngôi cho người có tài; vì trong học thuyết Khổng Tử, thấy rãi rác ông nhấn mạnh: Ngôi vua phải “truyền hiền không truyền tử ”. Từ thời ấy Khổng Tử đã có một tư tưởng cách mạng, lợi lớn cho xã hội! Nhưng sức ông không thể đánh đổ được “hiến pháp bất thành văn” cha truyền con nối đã có từ các nhà Hạ Thương Chu, đành chấp nhận coi như “con nối ngôi vua cha” là Chính Danh.

Vua bất tài, Khổng Tử không chấp nhận “lật vua”; kẻ nào giết vua, lên làm vua là kẻ bất trung, không “Chính Danh”. Bầy tôi chỉ khuyên can vua, khuyên không được. . .thì thôi.

“Trung quân ái quốc”. Trung thành với vua tức là yêu nước. Đây, điểm mấu chốt các chế độ quân chủ phong kiến (25) Việt Hoa rất hả hê hài lòng. Thời Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc (1965-1969) chữ nghĩa nhà Nho đều bị Cộng Sản Trung Hoa, Việt Nam đấu tố ráo nạo. Ngoại trừ “Trung quân ái quốc” đổi thành “Trung với đảng Cộng Sản là ái quốc”. Lập lờ đánh lận con đen để giống độc tài phong kiến: “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa” và ngược lại: “Yêu” Xã Hội Chủ Nghĩa là yêu nước. Đạo lý Nho học có biết bao tinh hoa, Cộng sản không học các điều tốt, lại bắt chước điều tệ hại nhất, ngược trào lưu văn minh nhân loại:

Yêu nước nhưng vẫn chống Cộng Sản (độc tài tham nhũng) vẫn là kẻ phản quốc.

Khác chi phong kiến: Yêu nước, nhưng chống đối dòng họ (thối nát) đang làm vua vẫn là giặc. Cộng Sản mạt sát phong kiến tận tình, nhưng học phong kiến những chuyện tào lao.

Khi sinh tiền Trung Tướng Cộng Sản Trần Độ nhiều lần đặt câu hỏi với chính phủ Hà Nội nhiều tham nhũng: Năm 1989 nhân dân Romania can đảm lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa Nicolas Ceausescu là bọn phản quốc ư? Còn vợ chồng Tổng Thống Nicolas Ceausescu của xã hội chủ nghĩa Romania độc tài tham nhũng, bị nhân dân Romania trừng trị kéo lê xác trên kinh đô Bucarest năm 1989 là kẻ yêu nước?ø

Ông lớn tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội: Đừng lẫn lộn yêu nước là phải yêu đảng Cộng Sản. Dù là công thần chế độ, thẳng thắn với lương tâm, tướng Trần Độ vẫn bị chính quyền Hà Nội trù dập những tháng năm ông hưu trí…cho đến ngày qua đời. Nay đến lượt Tiến sĩ Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện triết học Mác Lê / Hà Nội, bậc thầy hầu hết đảng viên Cộng Sản VN. Vì “chào thua đảng nhà” đành bị học trò đầy “đạo đức cách mạng” mắng rủa ông, gia đình ông. Còn nhiều anh hùng yêu nước nhưng “không yêu” xã hội chủ nghĩa, bị chính quyền Hà Nội trù dập. Tiếc, không liệt kê được vì đi xa chủ đích Tứ Thư Ngũ Kinh.

Nếu đảng Cộng Sản VN thật lòng yêu nước, nên nói: “Yêu nước là yêu dân tộc” và ngược lại: “Yêu dân tộc là yêu nước” giống quan điểm 7 ông Nghè bỏ nhà Lê phù Tây Sơn hoặc Tôn Văn linh hồn Cách Mang Tân Hợi chỉ phục vụ dân tộc, các ông không phục vụ cho bất kỳ “dòng họ” hay “đảng phái” nào. Bởi thế ngày nay Tôn Văn được cả 2 đảng Cộng Sản Trung Hoa lẫn Quốc Dân Đảng Đài Loan tôn vinh là Quốc Phụ. Đảng phái, nếu đã lãnh đạo thành công giai đoạn khó khăn nào của đất nước cũng chỉ là phương tiện phục vụ dân tộc.

Sách Luận Ngữ mô tả đức độ Khổng Tử và đặt tiêu chuẩn mẫu người phục vụ quốc gia. Nếu còn sống có lẽ Khổng Tử hài lòng Luận Ngữõ nhất, vì sách nói đầy đủ quan niệm đạo lý và quan điểm chính trị của ông.

3 – Mạnh Tử: Tất nhiên là tư tưởng ông Mạnh Tử. Hơn 2000 năm trước, ông viết: “Lòng trắc ẩn là nguồn gốc của nhân từ, là cản bản của các đức thiện ” trong khi Khổng Tử quan niệm: “Hiếu đễ với cha mẹ là căn bản của các đức thiện”. Hai ông mang 2 căn bản Thiện khác nhau. Không hiểu cụ Khổng hay cụ Mạnh đúng hơn? Huống chi đông tây kim cổ nguồn gốc và mục đích lòng nhân từ càng khác nhau xa.

Mạnh Tử là học trò của Tử Tư sống sau Khổng Tử hơn 100 năm. Sau khi học thành tài suốt đời MạnhTử đi dạy. Sách của ông do học trò ghi chép lại. Mạnh Tử có chung quan niệm đạo đức, hành xử giống Khổng Tử, bởi thế người Việt ghép chung Khổng Mạnh để biểu tượng giới sáng lập Nho gia. Xin nhớ quan niệm của 2 ông Khổng, Mạnh chỉ giống nhau phương diện đạo đức. Nhưng quan niệm chính trị Mạnh Tử “mạnh bạo, dân chủ” hơn Khổng Tử nhiều. Nếu không muốn nói “đối lập” hoàn toàn với Khổng Tử như nước với lửa.

Mạnh Tử: Đất nước là của mọi người dân, không phải của riêng dòng họ hay đảng phái nào. Cần giáo dục nhân dân để dân trí cao, họ sẽ biết quyền lợi và bổn phận với đất nước.

Khổng Tử: Để đỡ tốn kém (tiền bạc, kế hoạch phức tạp), chỉ cần giáo dục 1 ông vua trở thành minh quân là đủ, mọi người dân nghe lệnh vua, đất nước sẽ thanh bình tiến bộ. Toàn dân phải: Trung quân ái quốc, trung thành với vua là ái quốc. Vua là hôn quân bề tôi chỉ nên khuyên lơn can gián. Không can được … đi chỗ khác chơi (từ chức).

Khổng Tử không đồng ý bề tôi “lật vua” khi làm vua kẻ đó không có Chính Danh.

Mạnh Tử: “Vua là thuyền, dân là nước. Thuyền nhờ nước trôi nổi nhưng nước cũng có thể tạo thành sóng lớn làm lật thuyền”. Tư tưởng này bị quân quyền thời ấy kiểm duyệt ngay; chẳng thày giáo nào dám dạy, nếu còn muốn cái đầu không rời khỏi cổ. Với quan niệm nầy, các học giả thế giới đã xem Mạnh Tử là triết gia đông phương có tư tưởng dân chủ đầu tiên.

Bẵng đi 2000 năm đến cuối thế kỷ 19 mới có Tôn Trung Sơn, nhờ ông ở Mỹ (Hawai) lâu năm học hỏi được nhiều định chế dân chủ Hoa Kỳ; ông chủ trương thuyết Tam Dân chủ nghĩa: dân chủ, dân sinh, dân quyền. Năm 1945 bị Việt Minh ép buộc, vua Bảo Đại thoái vị, vua lập lại câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” từ sách Mạnh Tử.

Nho gia hầu như thống nhất về đạo lý nhưng tư tưởng chính trị có phần khác biệt nhau.

4 – Trung Dung: của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử, là thầy của Mạnh Tử). Bộ sách quan trọng nhất của các ông Nghè VN ngày xưa tụng để giữ nước. Ýù nghĩa sâu sắc của sách vẫn còn giá trị đến ngày nay cho bất cứ hạng người, nhất là người làm chính trị chánh đạo, vương đạo (ngược lại là chính trị bá đạo, tà đạo). Hạng ở giữa “trung dung”, báo chí miền Nam thường dùng cụm từ “chánh khách salon”(26).

Sách dạy: “Điều gì không muốn người ta làm cho mình thì…đừng làm cho người ta”. Đừng ý kiến cực đoan sinh bất đồng, bạo động. Mọi người bình tỉnh, bão hòa, quân bình. Thận trọng trong lời nói việc làm. Bất đồng nhưng đừng bất hòa. Đừng quá khích kể cả yêu nước. Đừng yêu nước mình đến mức đi xâm lăng nước khác, đó là đế quốc, hình thức ăn cướp. Thơm quá hóa thối, khôn quá hóa dại. Đừng lấy chiến tranh giải quyết bất đồng. “Anh xâm lăng nước tôi, kẻ khác xâm lăng nước anh”. Thiên hạ loạn.

Từ đó sinh ra thuyết Tương Đối (luận lý) theo quan niệm Á Đông. Kẻ quá khích thường hay cãi cọ, nên đọc Trung Dung. Đừng để bị người khác tiếp tục “làm phiền”, phải đoàn kết bảo vệ lẽ phải; trước tiên dùng Khiêm, Thứ, không hiệu quả mới dùng Trí, Dũng. Đừng khiếp nhược chấp nhận ý kiến kẻ cực đoan đế quốc; đó là hèn yếu không phải cao thượng. Đế quốc được đằng chân sẽ lấn đằng đầu. Bình thản yên lặng đọc Trung Dung sẽ thấy Đạo, Đạo Trung Dung gồm 4 điều: Nhân, Nhẫân, Trí, Dũng; Dũng là nghị lực, tôn trọng lẽ phải. Trí: Hãy chú trọng lợi hại lớn, đừng để ý lợi hại nhỏ. Với nước Tàu khổng lồ, các ông Nghè quan niệm: Chẳng thà ta triều cống còn hơn gây cớ chiến tranh bị mất đất. Kinh nghiệm trước mắt: Thời Lý Trần, nước Chiêm Thành mỗi lần không triều cống, Đại Việt có cớ gây chiến chiếm thêm đất. Các ông đã thấy trước: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Ngày nay triết lý Pháp Luân Công là Nhân Nhẫân Trí, biến thái từ đạo Trung Dung và Trung Dung cũng là nguồn gốc đạo Thiền nhưng Trung Dung vẫn dạy con ngươi đừng nghĩ đến chính mình, hãy nhập thế giúp đời, giúp nước.

Các bậc thâm Nho: Trung Dung chưa hẳn đơn giản như nêu trên! Sách cao sâu hơn nhiều. Muốn trở thành người Trung Dung phải đọc xong Tứ Thư. Đọc xong Tứ Thư sẽ hiểu được đạo Trung Dung là “Tri hành hợp nhất”. Các cụ nói không sai. Tri là biết; hành không phải hành động mà là suy luận (luận). Hành động quá dễ, chỉ là sự tất yếu sau khi suy luận.

Kết quả hành động tốt, xấu tùy thuộc suy luận hay hoặc dở. Muốn luận hay, đúng phải Tri (biết) nhiều dữ kiện tốt. Tri và luận là 2 điều khác biệt. Do đó các cụ yêu cầu phải tụng hết Tứ Thư mới đủ tri để luận, lập đề án dâng vua, vua sai quan tướng thi hành đề án kế hoạch. Quan tướng chỉ là kẻ thừa hành theo lệnh vua, còn soạn thảo kế hoạch đề án là từ các ông Nghè. Đóù là ý nghĩa“Tri hành hợp nhất ”, nhiệm vụ người có học, kẻ trí thức.

Thí dụ: Năm 1789 vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem 290 ngàn quân tiến chiếm Thăng Long xâm lăng nước ta. Tướng Ngô Văn Sở tư lệnh tiền phương Tây Sơn ở miền Bắc, nghe lời khuyên của ông Nghè Ngô Thì Nhậm: Để bảo toàn lực lượng nên rút về núi Tam Điệp, sau đó phi báo về Phú Xuân (Huế). Nguyễn Huệ nhà quân sự bách chiến bách thắng, trước khi xuất quân, ông Huệ khen ngợi kế hoạch lui quân thông minh. Sau khi đại thắng quân Thanh, Tây Sơn có biết bao tướng tài, vua Quang Trung sắc phong ông Nghè Nhậm (quan văn) làm binh bộ thượng thư – bộ trưởng bộ quốc phòng – Vua Quang Trung nhìn không lầm người. Khi đang tại chức, ông Nhậm vạch kế hoạch 10 năm tổ chức lại quân đội Tây Sơn đánh Mãn Thanh để lấy lại Quảng Đông Quảng Tây của tổ tiên là giống Bách Việt, Giao Chỉ đã bị mất từ 2000 năm trước. Bốn năm sau, năm 1792 trước khi tuyên chiến đánh Tàu, để tiết kiệm xương máu nhân dân và dò đường, ông Nhậm đề nghị dùng ngoại giao “Xin lại đất tổ tiên” với triều đình Mãn Thanh. Quả nhiên sau chuyến đi sứ của ông Nhậm, vua Càn Long đồng ý “cho” Quảng Tây và hứa gả 1 công chúa cho Nguyễn Huệ (như đã trình bày ở Kinh Thi). Không chỉ Ngô Thì Nhậm, QTG đã đào tạo gần 3000 nhân tài, hầu hết các ông khai thác triệt để bài học “tri hành hợp nhất” như: Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Chu Văn An

E – Vài ưu điểm độc đáo và vài khuyết điểm nặng nề

Những ưu khuyết điểm sau đây là những lời bình phẩm của đa số quần chúng, nhất là từ các đại lão tiền bối cao kiến từng sống qua các chế độ phong kiến, thực dân, dân chủ, cộng sản.

Minh triết độc đáo nhất của Tứ Thư Ngũ Kinh: Cảm hóa con người bằng cái tâm tự tại, người với người đối xử hợp đạo hợp lý, không cần tới luật pháp, cũng không cần sự thưởng phạt thần thánh sau khi chết. Hầu hết mọi khiếu kiện chỉ cần phán quyết của tộc trưởng là đủ.

Tuy chấp nhận: Ngôi vua cha truyền con nối, Nho gia muốn vua cũng phải là kẻ sĩ và luôn khuyến khích mạnh kẻ sĩ khác ở bất kỳ học vị cao thấp nào cũng phải phục vụ, là làm quan lớn nhỏ từ triều đình, đến địa phương để trị an nhân dân gọi là chế độ Sĩ Trị (27). Dưới chế độ sĩ trị nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là các đức tính cần thiết cho mỗi công dân. Xã hội xưa: Người tin và trọng người, hiếm xẩy ra mánh mung lường gạt như xã hội VN hiện nay. Hơn 2000 năm tại Trung Hoa VN với chế độ sĩ trị chưa bao giờ đạo lý tỏ ra giáo điều sắt máu gây chết chóc nhân dân như 100 năm Cộng Sản cầm quyền làm chết 100 triệu người trên thế giới (28)

Chỉ tổng quát cũng thấy: sĩ trị ngày xưa, đảng trị ngày nay: Ai văn minh? Ai man rợ?

Nho đạo cũng chưa bao giờ làø nguyên nhân chiến tranh tôn giáo như ở Âu châu, Á châu.

Tuy chương trình giáo dục của Quốc Tử Giám rất hiếm hoi môn khoa học thuần túy. Nhưng nếu chúng ta quan niệm luận lý cũng là môn khoa học xã hội nhân văn, thì hầu hết các chương của 9 bộ sách đã dùng luận lý trên căn bản đạo đức để răn dạy kẻ đi học phải gìn giữ gia phong lễ nghĩa, trước là làm gương trong gia đình, sau để an bình xã hội. Họ quan niệm “Mọi người đều tốt, thì xã hội tốt”. Từ cơ bản đó các ông Nghè dùng suy luận để làm việc hiệu quả trong mọi lãnh vực cao cấp về hành chánh, luật lệ, chính trị, quân sự, ngoại giao…

Nhờ minh triết nầy, toàn dân Việt thuở xưa từ vua quan đến dân, tuy nghèo nhưng coi trọng đạo đức học vấn, coi nhẹ tiền bạc vật chất:

Chẳng tham ruộng cả ao liền.

Ham vì cái bút cái nghiên anh đồ (ông thầy giáo)

Hoặc: Dốc 1 lòng lấy chồng hay chữ.

Để ra vào kinh sử mà nghe

Hay: Đêm nằm nghĩ lại mà coi .

Lấy chồng hay chữ như soi gương Tàu.

Ca dao tục ngữ

Xin đừng bao giờ nói lộn: Lấy chồng hay chữ như coi phim Tàu.

Bởi thế hằng chục thế kỷ nước ta chia nhân dân làm 4 hạng: Sĩ Nông Công Thương. Sĩ là giới đi học được coi trọng nhất. Thương, giới buôn bán làm giàu bị coi nhẹ nhất.

Tước hữu ngũ Sĩ cư kỳ liệt

Dân hữu tứ Sĩ vi chi tiên

Có giang sơn thì Sĩ đã có tên.

Từ Chu Hán vốn Sĩ này là qúy (thời Chu, Hán xa xưa, đã đề cập đôi dòng ở Kinh Thư)

Nguyễn công Trứ

Đó là giá trị văn minh “Trọng Sĩ” với chế độ “Sĩ Trị” ở xã hội nước ta thuở xưa. Ảnh hưởng sâu xa đến ngày nay. Hầu hết cha mẹ VN quốc nội hải ngoại, ai cũng muốn con cái học giỏi, học càng cao càng tốt, để cha mẹ được tiếng thơm lây: “Biết dạy con”.

Khuyết điểm nặng nề nhất: Tín điều “Trung quân ái quốc” rất phiền. Lỡ gặp vua bất xứng làm các anh hùng cách mạng muốn lật đổ, thay đổi một hôn quân tội phạm, một triều đình mục nát … phải chùng tay. Thành công, chưa chắc đã chiếm được lòng dân. Thất bại không những sẽ bị triều đình xử tru di tam tộc, bị nhân dân phê phán là đảng cướp, còn bị lịch sử (phong kiến) chê bất trung, phản quốc…các tội nặng nề nhất của học thuyết Nho gia.

Thí dụ: Hồ Quý Ly lật nhà Trần, Mặc Đăng Dung lật nhà Lê, Tây Sơn lật Chúa Nguyễn

Thêm khuyết điểm rõ nét của học thuyết Nho gia: Làm cho đời sống phụ nữ, trẻ con, giới buôn bán ở “thế yếu”. Xin nhớ thế yếu không phải là nô lệ, nô tì. Chế độ nô tì đã đựơc bãi bỏ dưới đời vua Lê Thánh Tôn từ thế kỷ 15 trong bộ luật Hồng Đức. Ngay học thuyết Nho gia đã có phần thiệt thòi cho phụ nữ; dân ta ít học lại bị giải thích không đồng nhất, tam sao thất bổn, hậu quả phụï nữ thuở xưa bị xã hội và gia đình đàn áp “không nhẹ” trong đời sống.

Tứ đức, tam tòng cho phụ nữ. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (29)

Hay: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

Hoặc: Trai năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên một chồng

Các bà hoàn thành việc dạy dỗ con cái hiếm được ghi công, nhưng trách nhiệm luôn bị đè nặng đôi vai:

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Nên thân nhờ đức ông bà

Giàu, giỏi nhờ bố, hên may nhờ Trời .

Tệ hơn, vì hiểu lầm học thuyết Khổng Tử, nên một số đàn ông cứ tưởng đi làm dư dã tiền bạc nuôi gia đình, tức đã làm tròn bổn phận tề gia. Các ông có “quyền gia trưởng” như các vua độc tài, hưởng lạc đèo bồng. Vợ, con phản đối! Bợp tai. Điều đáng nói: họ không coi đó cái tội, mà là cái quyền của đàn ông trong xã hội coi nhẹ thân phận phụ nữ. Nhất là hiện nay để thỏa mãn túi tham tiền của giới cầm quyền, phụ nữ VN đang bị rao bán ở Đài Loan, Singapore; việc này chưa bao giờ xảy ra thời VNCH kể cả thời phong kiến, thực dân.

Đời cha ăn mặn đời con khác nước, nên:

Thuở xưa “phu xướng phụ tùy ”

Ngày nay phu xướng phụ xù liên tua.

Trích từ bài học thuộc lòng đồng ấu: “ … Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … ”

Bài thơ xuất hiện thời thựïc dân Pháp. Sau mấy ngàn năm công lao phụ nữ ít được xã hội cổ xưa vinh danh, nay mới được dùng làm bài học giáo dục căn bản cho tuổi ấu niên thời VNCH

Mặc dầu thuở xưa luật nước chỉ cho phép phụ nữ đi học, cấm các bà đi thi, nhưng người sáng lập QTG Thăng Long là một phụ nữ xuất thân thôn nữ hái dâu. Quý vị ngẩn ngơ nghi ngờ?

Xin thưa: Đó là Thái Phi Ỷ Lan, ái thiếp vua Lý Thánh Tôn. Vua băng hà năm 1072, bà là mẹ thái tử Càn Đức lên ngôi vua lúc 7 tuổi. Bà nhiếp chính cạnh ấu vương Lý Nhân Tôn và điều hành việc nước trong giai đoạn này. Năm 1075 nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám, lúc ấy vua mới 10 tuổi. Năm 1076 bà là thành viên trong ban tham mưu cùng Lý Thường Kiệt, Tôn Đản đánh Quảng Đông, Quảng Tây. Có thể chính bà là người chỉ huy trực tiếp 2 ông tướng viễn chinh này (sử không nói rõ, chỉ suy luận) vì vua Lý Nhân Tôn lúc nầy là đứa trẻ 11 tuổi.

Cái học ngày xưa dĩ nhiên còn nhiều ưu khuyết điểm như: nặng về bắt chước nghèo sáng tạo, nặng văn thơ nhẹ khoa học, nặng bề ngoài chuộng hình thức thiếu thực tế. Phân tách tới nơi tới chốn không dễ dàng, cần kiến thức cao nhiều kinh nghiệm.

Nhờ chế độ quân chủ, học thuyết Khổng Tử sống dai 2000 năm. Dĩ nhiên học thuyết chính trị nào cũng có cái đúng cái sai, không thể sử dụng nó mãi được, kể cả chế độ “dân chủ phân quyền” Âu Mỹ ngày nay sẽ có lúc bị đào thải. Một học thuyết có thể phù hợp cho 2000 năm trước, làm sao thích hợp cho 2000 năm sau, cần thay đổi. Đó là tiến bộ văn minh loài người.

F – Lời Kết: (Hiệu quả tất yếu của 10% đã đề cập bên trên).

Nhiều bạn trẻ trăn trở với vận mệnh dân tộc thường thắc mắc: Nước ta bé tí ti, sống gần anh khổng lồ Trung Hoa tự cao tự đại luôn nuôi mộng đế quốc bành trướng, 1000 năm dân ta bị đô hộ, thêm 850 năm tổ tiên học sách Tàu, văn hóa Tàu.

Tại sao nước ta không bị Tàu xâm lăng đồng hóa?

Xin mạo muội trả lời: Để không bị xâm lăng đồng hóa, các ông Nghè sáng suốt áp dụng một cách tài tình bài học “Tri hành hợp nhất ” từ Tứ Thư của Chu Hy trong bộ Trung Dung:

Các cụ biết “Cương, Nhu, Đánh, Đàm, Triều cống”(30) với anh khổng lồ phương Bắc đúng lúc. Các cụ không tự ái xằng, không hèn nhát.

Trong quan hệ chính trị ngoại giao với đế quốc Trung Hoa, các chư hầu láng giềng như nước ta, tuy được độc lập mọi phương diện hành chánh, quân sự, chánh trị… nhưng thế “liên minh thần phục” hỗ trợ nhau sinh tồn trong thế giới Á Đông thuở xưa, chữ “Trung quân ái quốc” có nghĩa: dùø là dân tộc các nước chư hầu triều cống (không phải dân của mẫu quốc Trung Hoa) cũng phải “trung” với Thiên Tử Trung Hoa và “yêu” nước Tàu (31). Trong khi sách Trung Dung cũng dạy “Chống đế quốc”: Anh không muốn tôi là đế quốc anh thì anh đừng mơ làm đế quốc tôi. Bằng trí dũng các cụ thi hành bài học “Chống đế quốc”. Các cụ trung với vua ta yêu nước Việt và luôn dạy lại con cháu tinh thần yêu nước Việt. Điển hình:

– Ông Nghè sử gia Lê Văn Hưu đổ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1247 đời Trần. Trong “Đại Việt Sử Ký” đã tức giận trách cứ: “Các nam nhi từ thời Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, không biết noi gương yêu nước như hai anh thư Trưng Trắc Trưng Nhị, để cho nước ta phải bị Bắc thuộc Tàu gần ngàn năm”. Thật sự lời trách hơi oan. Vì ngàn năm đó cũng nhiều cuộc khởi nghĩa của nhiều nam nhi yêu nước, như Phùng Hưng, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… Chỉ tiếc, không thành công lâu dài.

Rõ nét nhất việc làm 2 ông nghè Nhiệm Ích đi sứ nhà Thanh (đã trình bày chi tiết bên trên).

Không phải chuyến đi sứ nào cũng thành công. Cũng có những chuyến đi thất bại hậu quả thê thảm các sứ thần phải gánh chịu đầu tiên. Các ông đơn độc đối diện trước hoàng đế và triều thần Trung Hoa, bình tĩnh khôn khéo uốn 3 tấc lưỡi giải bầy lý luận điển tích từ Ngũ Kinh, Tứ Thư đểå bảo vệ quyền lợi nước nhà hay hạn chế thiệt thòi cho dân ta. Năm 1637 đời vua Lê chúa Trịnh Tráng, ông Nghè Giang Văn Minh đi sứ Tàu tranh đấu cho nước ta không cống người vàng (kim nhân) có từ đời vua Lê Thái Tổ. Ông Minh bị nhà Minh bắt giam 2 năm, rồi bị giết trong tù năm 1639. Vua quan dân nước Nam nghe tin buồn! Chỉ biết ngậm ngùi thương tiếc. Ông nghè Nguyễn Biểu đời vua Trần Quý Khoách đi sứ phải ung dung móc mắt ăn cổ đầu người do nhà Minh dọn, trước khi bị giết.

Năm 1413 ông Nghè Nguyễn Phi Khanh, Tư Nghiệp QTG (hiệu phó kiêm giám học) bị quân Minh xâm lược bắt sống cùng vua và triều đình nhà Hồ đem về Tàu. Khi vua tôi bị điều ngang Ải Nam Quan, là tù nhân bị mang gông cùm ông Khanh trách Nguyễn Trãi đang theo cha khóc lóc than thở: Hãy về lo rửa hờn cho nước theo khóc lóc làm gì? Sau đó Nguyễn Trãi trở về, hết lòng tham mưu cho Lê Lợi 10 năm để đánh đuổi giặc Minh. Lúc ấy ông Trãi 25 tuổi cũng đã là ông Nghè.

Đầu thế kỷ 20, cơn bão cộng sản, dân chủ thổi vào Á châu; không ít hủ dốt, bần cố nông VN lợi dụng xã hội phong kiến bất bình đẳng, chê các cụ hủ nho, nguyên nhân làm nước nhà nhược tiểu để thực dân Pháp dễ dàng xâm lăng đô hộ.

Xin thưa: Tại thời cuộc! Không do các cụ. Thế kỷ 19 ngoại trừ Nhật Bản hùng cường Thái Lan may mắn được làm trái độn cho 2 thực dân Anh Pháp, hầu hết hơn 50 quốc gia nghèo nàn Á châu, Phi châu kể cả Trung Hoa là miếng mồi ngon cho 2 đế quốc Pháp Anh.

Xin hỏi hơn 48 nước kia, có hủ nho Khổng Mạnh chi cũng bị các thực dân xâm lăng đô hộ?

Các cụ ta chỉ học đạo lýù, cái thiện, cái mỹ, truyền lại cho con cháu giữ gìn giềng mối đạo đức, không quên khuyên: Uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn các hiền triết bậc thầy Trung Hoa, tôn vinh Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu, Mạnh Tử là Á thánh. Nhưng với đế quốc bá quyền Trung Hoa, các cụ vẫn đem mạng sống bảo vệ từng tấc đất tổ tiên. Chuyện đâu ra đó.

Ví như đường đời bằng phẳng cả

Anh hùng hào kiệt có hơn ai

Qua các kinh nghiệm lịch sử “cá lớn nuốt cá bé” các cụ thấy rõ: Sống cạnh nước lớn chỉ có lòng yêu nước sáng suốt, CƯƠNG NHU đúng lúc mới tự bảo vệ để con cháu được sống còn

Các cụ là bậc Thánh đã đóng góp phần lớn cho sự trường tồn và văn hóa độc đáo dân tộc.

Hồ Quý Chương
Chú Thích (1) Kỳ thi Hội đầu tiên “Minh Kinh Bác học” được tổ chức năm 1075 đời vua Lý Nhân Tôn, lúc QTG mới thành lập, trường dạy để thi Hương (đã có từ lâu) và lần đầu tiên dạy cao hơn để thi Hội, đỗ thi Hội chưa được gọi Tiến sĩ, nhưng là kỳ thi cao cấp nhất thời bấy giờ. Gần 200 năm sau, triều đình nhà Trần tăng thêm Tứ Thư vào chương trình học, sau thi Hội là thi Đình, thi ngay sân đình vua. Đỗ thi Đình mới gọi Tiến Sĩ, Thái Học Sinh, ông Nghè và còn nhiều danh vị khác để chỉ học vị Tiến sĩ tùy các triều đại.

Giáng Sinh 2002, tôi hân hạnh được thăm viếng Quốc Tử Giám Thăng Long ở Hà Nội. Xin thắp chút hương lòng ngưỡng mộ tiền nhân, khi trở về Mỹ, nhờ một số tài liệu hình ảnh đã ghi chép tôi viết 1 bài tóm lược sử liệu phổ biến đến giới trẻ hải ngoại “Lịch sử trường Quốc Tử Giám Thăng Long” hân hạnh được VNNB chọn đăng vài số báo trước. Để biết chi tiết hơn về đại học đầu tiên và ý nghĩa các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình thuở xưa; quý vị có thể tìm đọc thêm VN Văn Học Sử của nhiều tác giả bậc Thầy ở các nhà sách.

(2) Dù trường dạy cao cấp cỡ nào, không được chính quyền công nhận học vị, trường đó chỉ là lớp dạy thêm hoặc lớp luyện thi, không được công nhận là đại học. Thí dụ trường ông Nghè Trạng lường (đo lường) Lương thế Vinh, đời vua Lê Thánh Tôn thế kỷ15. Ngoài Tứ Thư Ngũ Kinh dạy học trò thi Hương, thi Hội, ông Vinh còn dạy cả toán, môn sở trường của ông Trạng, triều đình không cấp học vị, tất nhiên lịch sử không công nhận đó là trường đại học. Suốt đời ông đã dạy hằng ngàn học trò. Ông Nghè Vinh, Tiến sĩ độc nhất nước ta để nhiều tâm sức tìm hiểu toán học. Sau giờ dạy học trò, ông dạy nông dân biết căn bản tính toán để đo đạc ruộng vườn, buôn bán nhỏ, xây cất nhà cửa. Ông Vinh viết nhiều sách, trong số ông để lại “Đại Thành Toán Pháp”. Cuối thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn đang bị bảo hộ bởi thực dân Pháp, Phápï muốn QTG-Huế dạy thêm toán pháp. Sách toán bằng tiếng Pháp giám sinh đọc không hiểu, triều đình Huế phải lôi “Đại Thành Toán Pháp” của ông Vinh thế kỷ 15 từ tàng cổ viện tái bản để dạy học trò thi Hương.

Thời nhà Nguyễn, QTG- Huế. Ngoài việc dạy giám sinh thi Hội, thi Đình, lúc ấy trường cũng dạy giám sinh thi Hương. Từ xưa đến lúc ấy, cử nhân tú tài thi cùng 1 đề, đỗ cao cử nhân, đỗ thấp tú tài. Toán pháp được dạy trong giai đoạn này, một trong vài lần hiếm hoi của lịch sử trường QTG dạy môn khoa học thuần túy.

(3) Năm 1789 sau khi Nguyễn Huệ thắng quân Thanh, ông đóng cửa QTG Thăng Long, mở tại Huế trường cao cấp tương tự đặt tên Viện Sùng Chính. Do lời đề nghị của 7 ông Nghè Bắc Hà (sẽ giải thích thêm ở số 5) và các quan đại thần Tây Sơn, Nguyễn Huệ cho vời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quê ở Hà Tĩnh làm Viện Trưởng. Vì chỉ đỗ cử nhân, 2 lần Nguyễn Thiếp từ chối, đến lần mời thứ 3 do đích thân Nguyễn Huệ, ông mới dè dặt nhận lời. Nguyễn Huệ muốn dùng Nguyễn Thiếp vào ngành giáo dục vì cả 2 đồng chuộng chữ Nôm. Khi làm Viện Trưởng ngoài việc dạy học, chấm thi Hương, ông đã dịch toàn bộ Tứ Thư sang chữ Nôm, ông sửa soạn dịch tiếp Ngũ Kinh thì Nguyễn Huệ băng hà và cũng là lúc chiến tranh 2 họ Nguyễn khốc liệt, viện Sùng Chính đóng cửa, La Sơn đành từ chức về ở ẩn. Theo các nhà Khổng học VN: Lúc ấy, các văn thư phúc đáp với La Sơn, Nguyễn Huệ thường kính trọng thân mật dùng chữ Thầy… Kính Thầy… Thưa Thầy… nên một số hiểu lầm La Sơn là thầy Nguyễn Huệ. Thật sự thầy giáo lâu năm của 3 anh em và hầu hết tướng lãnh Tây Sơn là ông Trương Văn Hiến vừa dạy võ lẫn văn ở ấp Tây Sơn huyện Bình Khê tỉnh Bình Định.

(4) Đỗ đầu thi Hương là Giải Nguyên. Người đỗ đầu thi Đình, cấp Tiến sĩ mới được gọi Trạng Nguyên. Thí dụ: Trạng nguyên Lương Thế Vinh đỗ thủ khoa năm 1463, ông thích toán học nên người đời gọi Trạng Lường

Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ thủ khoa Đình năm 1535 được làm chức Trình Quốc Công, được gọi là Trạng Trình.

Phùng Khắc Khoan đỗ thủ khoa Đình năm 1580, ông ở làng Bùng Xá tỉnh Hà Tây, được gọi là Trạng Bùng

Nguyễn Khuyến đỗ thủ khoa 3 kỳ thi Hương thi Hội thi Đình đời vua Tự Đức. Ông được vua sắc phong Tam Nguyên Yên Đổ (Yên Đổ tên làng ông sinh sống). Hai ông Khiêm và Khoan là anh em cùng mẹ khác cha.

(5) Vua Lê Chiêu Thống ra lệnh đục bể bia đá 7 ông Nghè Tiến sĩ bỏ nhà Lê về phục vụ dưới cờ Tây Sơn, trong số có 2 ông nổi tiếng nhất: Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm. Hai chữ Thì và Nhậm là tên thật. Sau đó 2 vua Minh Mạng, Tự Đức cũng có tên là Nhậm, Thì; kỵ húy nên sử sách nhà Nguyễn tự thị đổi thành Ngô Thời Nhiệm. Chúng ta sẽ thấy một số công lao tượng trưng, điển hình của 2 ông với đất nước ở các đoạn sau.

(6) Đạo đức của Lão gia không có ý nghĩa đạo đức luân lý bình thường như chúng ta nghĩ. Theo Lão Tử: Từ ban đầu, đạo sinh ra 1, ra 2, ra 3 … rồi sinh ra tất cả. Có nghĩa: Từ hư vô, đạo sinh ra đất trời vũ trụ…rồi sinh ra con người. Cái “hư vô” đó gọi làVÔ hay ĐẠO. Con người được thừa hưởng vũ trụ vạn vật, có bổn phận gìn giữ trật tự chung. Ông gọi “gìn giữ trật tự chung” là VI hay ĐỨC. Chữ VÔ VI xuất xứ từ ý nghĩa này và trong “ Đạo Đức Kinh ” Lão Tử giảng về ĐẠO, ĐỨC đó. Vậy Lão gia cũng xuất xứ từ Kinh Dịch, sẽ sơ lược Kinh Dịch ở phần Ngũ Kinh. Theo các nhà phê bình văn học Trung Quốc: Chưa hẳn “Đạo đức kinh” của Lão Tử như một số người thường nghĩ, nhưng chắc chắn tác phẩm này thể hiện nhân sinh quan Lão Tử.

Tiểu sử Lão Tử mang nhiều bí ẩn, chẳng ai biết chính xác tên, năm sinh lẫn năm mất của ông. Đời sau ngưới ta thường thấy hình vẽ ông trong sách vở là một ông già, nên quần chúng đặt tên Lão Tử. Hình như tên thật là Lý Nhĩ, sinh năm 570 bc ở nước Sở cùng thời với Khổng Tử (550 bc) và lớn hơn Khổng Tử 20 tuổi. Cũng có sách nói: ông được sinh sau Khổng Tử vài chục năm.

(7) Số là sau khi Tần Thủy Hoàng chết (210 bc), ông muốn truyền ngôi vua cho Thái tử Phù Tô. Lúc ấy Phù Tô đang bị cha đày lên Vạn Lý Trường Thành vì ngăn cản cha đừng đốt sách, đừng chôn sống học trò. Không cùng phe nhóm, nên Phù Tô bị Triệu Cao và Lý Tư thông đồng bức tử. Sau đó Lý Tư giết Hàn Phi, Triệu Cao giết Lý Tư. Cuối cùng Triệu Cao bị giết bởi Tử Anh (con của Phù Tô). Chế độ Pháp gia đời Tần thật thê thảm, nhưng họ có công thống nhất và dùng pháp luật nghiêm minh ổn định Trung Hoa thời ly loạn.

(8) Tiểu sử Khổng Tử, người sáng lập Nho gia. Hầu hết người Việt đều biết ít nhiều về Khổng Tử, chỉ xin nhắc lại. Khổng Tử tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh năm 550 trước tây lịch, nước Lỗ (ngày nay là bán đảo Sơn Đông giữa Bắc Kinh và Thượng Hải) . Ông mất năm 479 (cuối thời Xuân Thu 770 – 470 bc) sắp bước vào thời Chiến Quốc (470 – 220 bc). Khổng Tử được sinh ra khi thân phụ 70 tuổi, mồ côi cha khi lên 3. Thuở thiếu thời hàn vi, ông tự học đọc sách nghiền ngẫm tư tưởng, nhất là Kinh Dịch, Kinh Thi. Đạo lý, triết lý do ông cổ võ hầu hết xuất phát từ 2 Kinh này. Ông lấy vợ sớm có 1 con trai và cũng bỏ vợ sớm. Từ 30 tuổi chỉ làm quan chức địa phương nhưng khi nào ông cũng mang hoài bão: “Không cần dùng võ lực cũng làm được việc ích quốc lợi dân; đó là giáo dục nhân tâm”. Ông quan niệm: Bất kỳ ai cũng có thể giáo dục được, kể cả vua quan và cũng chính vua quan là những người cần giáo dục nhất trước khi hành xử việc nước .

Ông đi chu du nhiều nước chư hầu tìm tri kỷ, có nghĩa tìm minh chúa để phò. Thời ấy Trung Hoa có rất nhiều tiểu quốc. Chẳng vua nào dùng ông và ông cũng chẳng tìm được ai. Các vua chỉ thích ông cung cấp võ khí, không thích ông “dạy đời”. Hơn 60 tuổi ông trở về quê cũ là nước Lỗ viết sách dạy học trò.

Khi sinh tiền, đạo của ông ngoài vài ngàn học trò, chẳng mấy người biết, nhưng sau khi ông chết hằng trăm năm, hệ thống “giáo dục nhân tâm” của Khổng Tử càng được các thế hệ sau quảng bá làm tăng giá trị người phục vụ quốc gia. Giới quan quyền, nhất là các vua chúa phát hiện đạo lý của ông là phương tiện đắc lực để ổn cố trật tự xã hội. Nên hầu hết các triều đại phong kiến Trung Hoa Việt Nam dùng đạo Khổng làm nền tảng đạo đức xã hội và phục vụ chế độ quân chủ. Đến đầu thế kỷ 20 cơn bão cộng sản, dân chủ thổi vào Á Đông, đạo Khổng do ông chủ xướng bị đốn ngã nặng nềõ. Nhưng cũng còn hàng triệu triệu gia đình Á Đông tiếc nuối, họ chỉ loại bỏ những hủ tục tiêu cực, vẫn giữ lại các tinh hoa của đạo lý.

(9) Mặc dầu nhà Nho cũng đề cập “phu thê tương kính như tân” nhưng thực tế đời sống gia đình không đòi hỏi “chồng kính vợ”. Cho phù hợp với Kinh Dịch một nước không có 2 vua, tất nhiên mỗi gia đình chỉ có 1 “gia trưởng”. Mãi đến thế kỷ 20, ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo 1 vợ 1 chồng và quan niệm dân chủ nhân quyền, mới bắt đầu làm cho vợ chồng Trung Hoa Việt Nam tương kính nhau, tức “mỗi gia đình có 2 gia trưởng”

(10) Cũng năm 111 bc, chính Hán Vũ Đế sai Lộ Bát Đức xâm lăng vùng Hoa Nam và Bắc phần VN, khởi đầu nước ta bị bắc thuộc lần thứ 1 sau hàng chục thế kỷ chưa bao giờ bị Tàu đô hộ. Lúc ấy vùng này là nước Nam Việt gồm Quảng Đông Quảng Tây, đảo Hải Nam và Bắc phần VN do nhà Triệu làm vua (con cháu Triệu Đà), kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu). Quân Hán diệt nhà Triệu, giết thái phó Lữ Gia.

Đúng ra, trước đó gần 100 năm, năm 207 bc Triệu Đà người Tàu tướng của Tần Thủy Hoàng, theo lệnh nhà Tần tiến chiếm Âu Lạc của An Dương Vương. Nên sử Việt có người coi nước ta bị Bắc thuộc từ Triệu Đà năm 207 bc. Sau đó ở bên Tàu, nhà Tần bị diệt bởi nhà Hán. Triệu Đà muốn dùng nước ta để xây dựng đế nghiệp riêng cho dòng họ, ông tuyên bố ly khai chống cả Tần lẫn Hán, tức Triệu Đà chống Tàu. Ông đã làm theo ý muốn dân Việt thuở ấy và cũng từ đó ông dạy dân kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao văn hóa, duy trì phong tục xã hội ta, nên cũng có Sử Việt coi ông là anh hùng dân Việt, chính danh. Sàigon trước 1975 có đường dài lớn Triệu Đà ở Chợ Lớn, gần trường đua ngựa Phú Thọ có đường Lữ Gia. Hiện nay dân Quảng Đông, Quảng Tây có nhiều đền thờ thờ ông như Thần, Thánh. Tương tự Triệu Đà, vua Thục Phán An Dương Vương, sử Việt cũng chẳng biết ông là người Tàu hay Việt, nhưng vua Thục Phán luôn lo cho đời sống nhân dân Âu Lạc và chống Tàu nên sử ta vẫn coi An Dương Vương là chính danh, là anh hùng dân tộc.

(11) Quốc hiệu Đại Việt nước ta, bắt đầu có từ vua Lý Thánh Tôn (1054) phụ hoàng của vua Lý Nhân Tôn. Theo chiều dài lịch sử tên nước cũng được thay đổi vài lần. Sau khi đánh đuổi được nhà Minh, Lê Lợi tức vua Lê Thái Tổ (1428) lấy lại tên nước Đại Việt. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh quốc hiệu Đại Việt ít dùng. Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu có năm 1802, khi vua Gia Long đánh bại Tây Sơn thống nhất 2 miền nam bắc.

(12) Đời nhà Chu, có sách gọi Nhà Châu (Đông Châu liệt quốc): Gồm 2 thời kỳ Tây Chu và Đông Chu

Tây Chu: Từ thế kỷ 11 bc đến 770 bc, kinh đô ở tỉnh Thiểm Tây (ở phía Tây) sử gọi Tây Chu. Suốt triều đại Tây Chu, nhà Chu là Thiên Tử, vua nước mạnh nhất chung quanh có hàng trăm nước chư hầu triều cống đóng thuế. Sau 8 thế kỷ đến lúc suy vi, để tránh áp lực chư hầu phía Tây và rợ phía Bắc, năm 770 bc Chu Bình Vương dời đô về phía Đông, kinh đô Lạc Dương, sử gọi Đông Chu (chỉ dời kinh đô, lãnh thổ vẫn vậy).

Hình như chỉ có trường hợp này chữ Châu và chữ Chu ý nghĩa giống nhau. Các trường hợp khác, 2 chữ Châu Chu ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Thí dụ sông Châu giang, Trân Châu Cảng; không ai gọi sông Chu giang, Trân Chu Cảng và Chu Dung Cơ, Chu Hy, Chu Ân Lai; không ai gọi Châu Dung Cơ, Châu Hy, Châu Ân Lai,

(13) Sử cổ Trung Hoa và Kinh Thư thường gọi Trường giang tứùc là sông Dương Tử dài hơn 5000 km, một trong vài con sông dài và có lưu luợng lớn nhì ba của thế giới, sông chảy giữa Trung Hoa, từ hướng tây ra bể Đông. Thuyền bè lớn nhỏ có thể giao thông dễ dàng từ biển ngược vào từ 2000 km đến 3000 km.

(14) Việt Thường nơi đây không dính dáng nước Việt Thường (Quảng Bình Quảng Trị) tên cũ của Chiêm Thành mà sử gia Trần Trọng Kim đề cập trong Việt Nam Sử Lược.

(15) Sử liệu Kinh Thư: Chữ “Giao Chỉ” có nghĩa 2 ngón chân cái giao nhau. Vẫn tốt! Nhưng ta không cần đặt nặng, vì lúc ấy nhiều bộ tộc khác cũng có 2 ngón chân cái giao nhau và ngày nay chẳng mấy người Việt còn có 2 chân cái giao nhau. Điểm quan trọng ở Kinh Thư: a – Giao Chỉ là bộ tộc sinh sống từ sông Hoài xuôi nam đến 2 bên lưu vực sông Dương Tử. b – Người Giao Chỉ và Man Di thường xâm mình hình thủy quái giao long để lặn xuống sông biển, thuồng luồng cá sấu tưởng đồng loại không ăn thịt; phù hợp với các đời vua Hùng khuyên dân nước Văn Lang: Những ai làm nghề chài lưới nên xâm mình.

(16) “Man di”, Khổng Tử chỉ lập lại thói quen chung của Hán tộc. Lúc bấy giờ tộc Hán thường xem các tộc khác là man di, là rợ. Phía bắc Vạn Lý Trường Thành là rợ Hồ. Các tộc phía nam Trung Hoa là “nam man” . Ngay Tây phương cũng bị Hán tộc gọi “tây di”. Qua các văn thư gởi triều đình Trung Hoa, chính các tộc đó lẫn tây phương cũng tự nhận mình man di. Có thể đó là “phép lịch sự” của người xưa khi giao tế, cũng có thể họ công nhận không văn minh bằng Hán tộc.

Không ít người Việt trước 75 cũng thế: Kẻ nào nói tiếng Việt không rành có da ngăm đen, bị gọi mán mọi, chàvà. Tàu bị ta gọi chú chệt, tây bị gọi bạch quỷ, ngay Mỹ cũng bị gọi thằng mẽo.

Khi người Trung Hoa dùng chữ “man di” để chỉ những bộ tộc không phải tộc Hán. Có sử gia nổi tiếng VN cho rằng: “Người Hán ngạo mạn”, nhưng khi đề cập công chúa Huyền Trân được Trần Khắc Chung cứu thoát không bị lên giàn hỏa ở kinh đô Đồ Bàn, sử gia đó viết: “ngẩn ngơ một lũ hời” làm người Chiêm “giận” lắm. Âu, tất cả chỉ là cảm xúc, lòng yêu nước của một công dân khi viết sử hoặc phục vụ chế độ hiện hữu. Khổng Tử cũng thế, ông viết Kinh Xuân Thu sử nước Lỗ (nước ông) cũng “xấu che tốt khoe”. Do đó sử của Khổng Tử chỉ giá trị tương đối không bằng sử của Tư Mã Thiên, mặc dầu ông Thiên dùng sử liệu Khổng Tử. Sử gia Cộng Sản cũng “xấu che tốt khoe”. Ai cũng biết: Sử chỉ là tương đối, kể cả tập văn sử nầy.

(17) Vua Thần Nông chỉ là truyền thuyết của Tàu lẫn Việt (thời chưa có chữ viết, sống trước cả thời Nghiêu Thuấn) chẳng có gì vững chắc. Theo các học giả: Thần Nông còn có nghĩa ông Thần làm nghề nông.

(18) Đừng lầm với An Dương Vương Thục Phán ở 20 thế kỷ sau đã đề cập sơ ở (10). Thế kỷ thứ 3 bc Thục Phán lật ngôi vua Hùng 18, lập nước Âu Lạc, có một phần đất Quảng Đông, nhiều nhất là Quảng Tây (vì biên giới chung với Bắc phần VN). Ông xây thành Cổ Loa hình trôn ốc (còn di tích) với nỏ Thần Kim Quy. Sau đó bị rể Trọng Thủy (con Triệu Đà)ø đánh tráo nỏ Thần nên Âu Lạc bị mất về Triệu Đà. Thời Triệu Đà ông chiếm trọn Quảng Đông, Quảng Tây và tiến chiếm thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam của Trung Hoa.

(19) Theo 2 học giả về cổ sử Đông Nam Á Henry Maspéro và Leonard Anrousseau: Người Việt ngày nay có nguồn gốc nước Việt nầy, có Tây Thi , Phạm Lãi, Câu Tiễn; đa số sử gia VN không đồng ý.

(20) “Người Vượn Bắc Kinh” được tìm thấy năm 1925 ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh. Đây là bộ xương hóa thạch người vượn cổ nhất còn gần đầy đủ, đo đồng vị có niên đại khoảng 500 ngàn năm. Bộ xương là 1 trong vài di sản vô giá của nhân loại. Năm 1927 chính quyền Trung Hoa Dân Quốc 16 (Dân quốc 1 là năm Cách Mạng Tân Hợi 1911) chưa ổn định, đành “nhờ” người ngoại quốc Đức, Nhật, Mỹ “bảo vệ nghiên cứu”. Việc nghiên cứu chưa đi đến đâu, bộ xương bị mất tích năm 1941, lúc khởi đầu chiến tranh Trân Châu Cảng. Bây giờ không ai biết Người Vượn Bắc Kinh nơi đâu? Đáng tiếc! Nếu Người Vượn “còn sống” là chìa khóa mở cửa hiểu biết về người tiền sử cho nhân loại, cho Trung Hoa và cả dân tộc ta rất nhiều.

(21) Cụm chữ “Liên minh thần phục” chưa thấy có trong sử, xin tạm dùng để dễ hiểu.

(22) Đòi Tàu trả lại đất tổ tiên bằng sử ta, chẳng khác chi đi đòi nợ bằng mảnh giấy ông nội viết ta ký tên. Trước khi các ông Nghè đi sứ, Nguyễn Huệ nói với quần thần ở Phú Xuân: Đòi nợ Tàu phải bằng Sử Tàu.

(23) Quận Cam Tuyền tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Hoa giữa sa mạc Goby, có Vạn Lý Trường Thành trải ngang. Trống Tràng Thành: Mỗi lần có giặc phía bắc xâm lăng, các chòi gác ở thượng tầng Trường Thành đánh trống đốt lửa bốc khói báo hiệu. Địa danh nầy hiện diện nhiều lần trong sử sách Trung Hoa, nhất là thời chiến tranh các chư hầu và về sau chiến tranh với Mông Cổ. Ngày nay đầu thế kỷ 21, Cam Tuyền nơi đặt bệ phóng phi thuyền Thần Châu 5 với phi hành gia đầu tiên Trung Quốc Trung tá Dương Lợi Vĩ. Thành công này, sau Nga Mỹ; Trung Hoa là quốc gia thứ 3 đã đưa được người vào quỹ đạo trái đất. Mới đây tháng 9 / 2005 cũng từ Cam Tuyền, Trung Quốc phóng phi thuyền đưa 2 phi hành gia vào quỷ đạo thành công.

(24) Ý nghĩa chữ “phong kiến” của ta và Tàu khác xa nhau hoàn toàn. Theo Tàu: Phong là phong chức tước, kiến là cắt đất. Trước thời Tần Thủy Hoàng (nhà Thương, nhà Chu) Thiên tử là vua trung ương có uy quyền mạnh mẽ nhất, có quyền phong chức, cắt đất (tất nhiên có dân trên mảnh đất đó) cho các quan văn võ triều đình, gọi là nước chư hầu. Nước chư hầu là vua một cõi, có triều đình riêng, “99% độc lập”, chỉ triều cống hoặc đóng thuế hoặc cả 2. Chư hầu vẫn có thể phản loạn tuyên chiến với Thiên Tử trung ương. Thí dụ: Đời nhà Chu: Trung Hoa có hàng trăm chư hầu lớn nhỏ do các vua Chu ban cho hoặc họ tự xưng. Các chư hầu đánh đấm nhau nhiều trăm năm, rồi liên kết nhau đánh luôn nhà Chu, cuối thời Chiến Quốc nhà Chu chỉ còn Ngũ Bá, Thất Hùng, Lục Quốc. Đến năm 220 trước tây lịch Tần Thủy Hoàng đánh thắng tất cả chư hầu lẫn Thiên Tử là Đông Chu, thống nhất Trung Hoa. Qua kinh nghiệm Nhà Chu bị tiêu diệt bởi chư hầu (chế độ phong kiến). Tần Thủy Hoàng “bãi bỏ chế độ phong kiến” có nghĩa bãi bỏ chư hầu. Hoàng Đế thu lại quyền hành về trung ương và chia nước Tàu thành 40 quận trực thuộc. Điều này ông hy vọng tránh không bị các chư hầu hợp tác phản loạn. Thực tế lịch sử tái diễn: Sau 15 năm nhà Tần vẫn bị diệt bởi nhà Hán.

(25) Theo ta: Phong kiến là chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối. Vua càng tập quyền càng phong kiến. Song song đạo lý Khổng Mạnh cũng có phần bất bình đẳng, thêm thông tin thiếu chính xác, giáo dục đạo lý không đúng mức, càng ngày tam sao thất bổn làm quần chúng ít học càng hiểu lầm. Qua nhiều thế hệ trở thành “phong tục”: Ức chế phụ nữ , trẻ con và người nam làm việc lao động với thu nhập thấp.

Năm 1954 Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông chủ trương: Bài Phong, Đã Thực, Diệt Cộng. Bài Phong: Bài trừ các tệ đoan phong kiến nêu trên .

(26) Cụm từ “Chánh khách salon” xuất xứ từ ông Ngô Đình Nhu, chỉ nhóm hơn 10 chính trị gia đối lập họp ở khách sạn Caravelle sang trọng bậc nhất Sài gòn năm 1962 phản đối chính quyền NĐD, trong số có các ông Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, linh mục Hồ Văn Vui …. Từ đó cụm từ đi vào làng báo VN.

(27) Chế độ Sĩ trị: Làm quan để phục vụ, bình trị nhân dân được tuyển chọn từ giới đi học, tức các vị ấy đã gia nhập hàng ngũ quý tộc. Chế độ Sĩ Trị văn minh hơn nhiều chế độ cùng thời khắp thế giới. kể cả Âu châu. Giới quý tộc tây phương thuở xưa được chọn từ giới nhà giàu và cha truyền con nối. Do đó ý nghĩa “giới quý tộc” của đông phương và tây phương khác nhau. Một bên có học, một bên có tiền.

(28) Các cộng đồng tị nạn đang xây Đài Tưởng Niệm 100 triệu Nạn Nhân Cộng Sản tại thủ đô Washington.

(29) Tứ đức cho phụ nữ: Công dung ngôn hạnh. Không riêng phụ nữ, đàn ông có luật: Tam cương ngũ thường (tổng cộng nam có8 điều ghi nhớ, Khổng Tử đã xử ép các ông “nặng” hơn các bà 1 điều, các bà chỉ có 7)

(30) Triều cống! Ta triều cống Tàu hàng ngàn năm…đến thế kỷ 19 đời vua Tự Đức, khi thực dân Pháp xâm lăng VN chiếm 3 tỉnh miền đông. Bằng hoà ước năm 1862 Tự Đức 16, về ngoại giao “VN chỉ liên hệ với Pháp”. Lúc ấy ta mới hết triều cống Tàu. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, cuộc đời nước nhược tiểu là thế đấy.

(31) Theo “Quang Trung Nguyễn Huệ” của Hoa Bằng: Sau khi đại thắng Mãn Thanh. Vua Quang Trung sai 2 ông nghè Nhiệm, Ích và tướng Võ Văn Dũng đi sứ Tàu xin lại đất Lưỡng Quãng. Sứ bộ nêu rõ mục đích của vua Quang Trung: Tự nhận nước nhỏ kiếm đất tốt lập kinh đô để được “gần” Thiên Tử Trung Hoa, không đâu tốt bằng Quảng Đông Quảng Tây. Nguyễn Huệ muốn phô bày lòng “trung thành” với hoàng đế Trung Hoa trong thế “liên minh thần phục”. Ai dám bảo Quang Trung hèn? Thực chất ai cũng biết kể cả vua Càn Long: Vua Quang Trung muốn mượn cớ để lấy lại phần nào đất tổ tiên đã bị mất từ 20 thế kỷ trước.

Khâm phục thay thâm thúy người xưa.

Các nước Lão qua (Lào), Chiêm Thành, Chân Lạp (thời nhà Nguyễn) cũng là các “Liên minh thần phục” Đại Việt. Vua Đại Việt nhận triều cống,ï nên khi họ có nội loạn, chiến tranh, các vua ta thường xen vào nội bộ chính trị của họ và nhất là kiếm cớ gây chiến khi họ không triều cống.
2008-02-29 04:57:30

Kinh Thi Truyện

Lão Tử ( 老子)

:“ , 。 
Lão Tử thuyết: “nhược chi thắng cường,nhu chi thắng cương。Thủ nhu viết cường

《 》 

《Lão Tử》 đệ nhất chương

, 。 , 

Đạo khả đạo,phi thường đạo。Danh khả danh,phi thường danh。

 ; 

Vô danh thiên địa chi thủy;hữu danh vạn vật chi mẫu。

7. ,  ; , 
Cố thường vô,dục dĩ quan kì diệu;thường hữu,dục dĩ quan kì kiếu。

, , 。 , 
Thử lưỡng giả,đồng xích nhi dị danh,đồng vị chi huyền。Huyền chi hựu huyền,chúng diệu chi môn。

《 》 

《Lão Tử》 đệ nhị chương
, 。 , 

Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ,tư ác dĩ。Giai tri thiện chi vi thiện,tư bất thiện dĩ。
, , , , , 。 

Hữu vô tương sinh,nan dịch tương thành,trường đoản tương hình,cao hạ tương doanh,âm thanh tương hòa,tiền hậu tương tùy。Hằng dã。
,  ; , , ,    。 , 

Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự,hành bất ngôn chi giáo;vạn vật tác nhi phất thủy,sanh nhi phất hữu,vi nhi phất thị,công thành nhi bất cư。Phu duy phất cư,thị dĩ bất khứ。
《 》 

《Lão Tử》 đệ tam chương

, 使 ; , 使 ; , 使
Bất thượng hiền,sử dân bất tranh;bất quý nan đắc chi hóa,sử dân bất vi đạo;bất kiến khả dục,sử dân tâm bất loạn。

, , , , 。 使。 使。 , 
Thị dĩ thánh nhân chi trị,hư kì tâm,thật kì phúc,nhược kì chí,cường kì cốt。Thường sử dân vô tri vô dục。Sử phu trí giả bất cảm vi dã。Vi vô vi,tắc vô bất trị。

《 》 

《Lão Tử》 đệ tứ chương

, 。 ,  ; , 。 , 
Đạo xung,nhi dụng chi hoặc bất doanh。Uyên hề,tự vạn vật chi tông;trạm hề,tự hoặc tồn。Ngô bất tri thùy chi tử,tượng đế chi tiên。

《 》 
《Lão Tử》 đệ ngũ chương

,  ; , 
Thiên địa bất nhân,dĩ vạn vật vi sô cẩu;thánh nhân bất nhân,dĩ bách tính vi sô cẩu。

,  ? , 
Thiên địa chi gian,kì do thác dược hồ?Hư nhi bất khuất,động nhi dũ xích。

, 
Đa ngôn số cùng,bất như thủ trung。

《 》 
《Lão Tử》 đệ lục chương

, 。 , 。 綿綿, 
Cốc thần bất tử,thị vị huyền tẫn。Huyền tẫn chi môn,thị vị thiên địa căn。Miên miên nhược tồn,dụng chi bất cần。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thất chương

。 , , 
Thiên trường địa cửu。Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả,dĩ kì bất tự sanh,cố năng trường sinh。

 ; 。  ? 
Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên;ngoại kì thân nhi thân tồn。Phi dĩ kì vô tư tà?Cố năng thành kì tư。

《 》 
《Lão Tử》 đệ bát chương

。 , , 
Thượng thiện nhược thủy。Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh,xứ chúng nhân chi sở ác,cố kỉ vu đạo。

, , , , , , 。 , 
Cư thiện địa,tâm thiện uyên,dữ thiện nhân,ngôn thiện tín,chánh thiện trị,sự thiện năng,động thiện thời。Phu duy bất tranh,cố vô vưu。

《 》 
《Lão Tử》 đệ cửu chương

,  ;
Trì nhi doanh chi,bất như kỳ dĩ;

, 
Súy nhi nhuệ chi,bất khả trường bảo。

滿,  ;
Kim ngọc mãn đường,mạc chi năng thủ;

, 
Phú quý nhi kiêu,tự di kì cữu。

退, 。Công toại thân thoái,thiên chi đạo dã。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập chương

,  ?
Tái doanh phách bão nhất,năng vô ly hồ?

,  ?
Chuyên khí trí nhu,năng như anh nhân hồ?

,  ?
Địch trừ huyền giám,năng như tỳ hồ?

,  ?
Ái quốc trị dân,năng vô vi hồ?

,  ?
Thiên môn khai hạp,năng vi thư hồ?

,  ?
Minh bạch tứ đạt,năng vô tri hồ?

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập nhất chương

, , , 
Tam thập phúc,cộng nhất cốc,đương kì vô,hữu xa chi dụng。

, , 
Duyên thực dĩ vi khí,đương kì vô,hữu khí chi dụng。

, , 
Tạc hộ dũ dĩ vi thất,đương kì vô,hữu thất chi dụng。

, 
Cố hữu chi dĩ vi lợi,vô chi dĩ vi dụng。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập nhị chương

 ;  ;  ; ,  ; , 
Ngũ sắc lệnh nhân mục manh;ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung;ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng;trì sính ? liệp,lệnh nhân tâm phát cuồng;nan đắc chi hóa,lệnh nhân hành phương。

, 
Thị dĩ thánh nhân vi phúc bất vi mục,cố khứ bỉ thủ thử。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập tam chương

, 
Sủng nhục nhược kinh,quý đại hoạn nhược thân。

 ? , , , 
Hà vị sủng nhục nhược kinh?Sủng vi hạ,đắc chi nhược kinh,thất chi nhược kinh,thị vị sủng nhục nhược kinh。

 ? , , ,  ?
Hà vị quý đại hoạn nhược thân?Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả,vi ngô hữu thân,cập ngô vô thân,ngô hữu hà hoạn?

,  ; , 
Cố quý dĩ thân vi thiên hạ,nhược khả kí thiên hạ;ái dĩ thân vi thiên hạ,nhược khả thác thiên hạ。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập tứ chương

,  ; ,  ; , 。 , 。 □, 。 , 。 , , 。 , 
Thị chi bất kiến,danh viết di;thính chi bất văn,danh viết hy;bác chi bất đắc,danh viết vi。Thử tam giả bất khả trí cật,cố hỗn nhi vi nhất。Kì thượng bất □,kì hạ bất muội。Thằng thằng hề bất khả danh,phục quy ư vật。Thị vị vô trạng chi trạng,vô vật chi tượng,thị vị hốt hoảng。Nghênh chi bất kiến kì thủ,tùy chi bất kiến kỳ hậu。

, 。 , 
Chấp cổ chi đạo,dĩ ngữ kim chi hữu。Năng tri cổ thủy,thị vị đạo kỉ。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập ngũ chương

, , 。 , 
Cổ chi thiện vi đạo giả,vi diệu huyền thông,Thẩm bất khả thức。Phu duy bất khả thức,cố cường vi chi dung:

 ;
Dự hề nhược đông thiệp xuyên;

 ;
Do hề nhược úy tứ lân;

 ;
Nghiễm hề kì nhược khách;

 ;
Hoán hề kì nhược lăng thích;

 ;
Đôn hề kì nhược phác;

66.  ;
Khoáng hề kì nhược cốc;

 ;
Hỗn hề kì nhược trọc;

 ;
Đạm hề kì nhược hải


hề nhược vô chỉ。

 ?  ?
Thục năng trọc dĩ tĩnh chi từ thanh?Thục năng an dĩ động chi từ sanh?

, 。 , 
Bảo thử đạo giả,bất dục doanh。Phu duy bất doanh,cố năng tế nhi tân thành。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập lục chương

, 
Trí hư cực,thủ tĩnh đốc。

, 
Vạn vật tịnh tác,ngô dĩ quan phục。

, 。 , 。 , 。 , 
Phu vật vân vân,các phục quy kì căn。Quy căn viết tĩnh,tĩnh viết phục mệnh。Phục mệnh viết thường,tri thường viết minh。Bất tri thường,vọng tác hung。

, , , , , , 
Tri thường dung,dung nãi công,công nãi toàn,toàn nãi thiên,thiên nãi đạo,đạo nãi cửu,một thân bất đãi。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập thất chương

,  ; ,  ; ,  ; , 。 , 

Thái thượng,bất tri hữu chi;kì thứ,thân nhi dự chi;kì thứ,úy chi;kì thứ,vũ chi。Tín bất túc yên,hữu bất tín
Yên。

。 , :「 」。
Du hề kì quý ngôn。Công thành sự toại,bách tính giai vị: 「ngã tự nhiên」 。

《 》 
《Lão Tử》 đệ thập bát chương

82. ,  ; ,  ; ,  ; , 

Đại đạo phế,hữu nhân nghĩa;trí tuệ xích,hữu đại ngụy;lục thân bất hòa,hữu hiếu từ;quốc gia hôn loạn,hữu trung thần。

《 》 

《Lão Tử》 đệ thập cửu chương

,  ; ,  ; , 。 , 。 : , , 
Tuyệt thánh khí trí,dân lợi bách bội;tuyệt nhân khí nghị,dân phục hiếu từ;tuyệt xảo khí lợi,đạo tặc vô hữu。Thử tam giả dĩ vi văn,bất túc。Cố lệnh hữu sở thuộc:kiến tố bão phác,thiểu tư quả dục,tuyệt học vô ?。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập chương

,  ? ,  ? , 
Duy chi dữ a,tương khứ kỉ hà?Mỹ chi dữ ác,tương khứ nhược hà?Nhân chi sở úy,bất khả bất úy。

,  !
Hoang hề,kì vị ương tai!

, , 
Chúng nhân hi hi,như hưởng thái lao,như xuân đăng đài。

,  ;
Ngã độc bạc hề,kì vị triệu;

,  ;
Độn độn hề,như anh nhân chi vị hài;

, 
Lũy lũy hề,nhược vô sở quy。

, 。  !
Chúng nhân giai hữu dư,nhi ngã độc nhược di。Ngã ngu nhân chi tâm dã tai!

, 

Tục nhân chiêu chiêu,ngã độc hôn hôn。

, 
Tục nhân sát sát,ngã độc muộn muộn。

, 
Chúng nhân giai hữu dĩ,nhi ngã độc ngoan thả bỉ。

, 
Ngã độc dị ư nhân,nhi quý thực mẫu。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập nhất chương

, 
Khổng đức chi dung,duy đạo thị tùng。

, 。 ,  ; , 。 ,  ; , 
Đạo chi vi vật,duy hoảng duy hốt。Hốt hề hoảng hề,kỳ trung hữu tượng;hoảng hề hốt hề,kỳ trung hữu vật。Yểu hề minh hề,kỳ trung hữu tinh;kì tinh thậm chân,kỳ trung hữu tín。

, , 。  ? 
Tự kim cập cổ,kì danh bất khứ,dĩ duyệt chúng phủ。Ngô hà dĩ tri chúng phủ chi trạng tai?Dĩ thử。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập nhị chương

, , , , , 
Khúc tắc toàn,uổng tắc trực,oa tắc doanh,tệ tắc tân,thiểu tắc đa,đa tắc hoặc。

。 ,  ; ,  ; ,  ; , 
Thị dĩ thánh nhân bão nhất vi thiên hạ thức。Bất tự kiến,cố minh;bất tự thị,cố chương;bất tự phạt,cố hữu công;bất tự căng,cố trường。

, 。  「 」 ,  ! 
Phu duy bất tranh,cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh。Cổ chi sở vị 「khúc tắc toàn」 giả,khởi hư ngôn tai!thành toàn nhi quy chi。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập tam chương


Hy ngôn tự nhiên。

, 。  ? 。 ,  ? ,  ; ,  ; , 。 ,  ; ,  ; , 
Cố phiêu phong bất chung triêu,sậu vũ bất chung nhật。Thục vi thử giả?Thiên địa。Thiên địa thượng bất năng cửu,nhi huống ư nhân hồ?Cố tùng sự ư đạo giả,đồng ư đạo;đức giả,đồng ư đức;thất giả,đồng ư thất。Đồng ư đạo giả,đạo diệc lạc đắc chi;đồng ư đức giả,đức diệc lạc đắc chi;đồng ư thất giả,thất diệc lạc đắc chi。

, 
Tín bất túc yên,hữu bất tín yên。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập tứ chương
 ;  ;  ;  ;  ; 
Xí giả bất lập;khóa giả bất hành;tự kiến giả bất minh;tự thị giả bất chương;tự phạt giả vô công;tự căng giả bất trường。

, : 。 , 
Kì tại đạo dã,viết:dư thực chuế hình。Vật hoặc ác chi,cố hữu đạo giả bất xứ。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập ngũ chương

, 。 , , , 。 , , 。 , , 
Hữu vật hỗn thành,tiên thiên địa sanh。Tịch hề liêu hề,độc lập nhi bất cải,chu hành nhi bất đãi,khả dĩ vi thiên địa mẫu。Ngô bất tri kì danh,cường tự chi viết đạo,cường vi chi danh viết đại。Đại viết thệ,thệ viết viễn,viễn viết phản。

, , , 。 , 
Cố đạo đại,thiên đại,địa đại,nhân diệc đại。Vực trung hữu tứ đại,nhi nhân cư kỳ nhất yên。

, , , 
Nhân pháp địa,địa pháp thiên,thiên pháp đạo,đạo pháp tự nhiên。

《 》 

《Lão Tử》 đệ nhị thập lục chương
, 
Trọng vi khinh căn,tĩnh vi táo quân。

。 , 。 ,  ?
Thị dĩ quân tử chung nhật hành bất ly truy trọng。Tuy hữu vinh quan,yến xứ siêu nhiên。Nại hà vạn thặng chi thiển,nhi dĩ thân khinh thiên hạ?

, 
Khinh tắc thất căn,táo tắc thất quân。

《 》 
《Lão Tử》 đệ nhị thập thất chương

,  ;  ; , 
Thiện hành vô triệt tích,thiện ngôn vô hà trích;thiện số bất dụng trù sách;thiện bế vô quan ? nhi bất khả khai,thiện kết vô thằng ước nhi bất khả giải。

,  ; , 。 
Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân,cố vô khí nhân;thường thiện cứu vật,cố vô khí vật。Thị vị tập minh。

,  ; , 。 , , , 
Cố thiện nhân giả,bất thiện nhân chi sư;bất thiện nhân giả,thiện nhân chi tư。Bất quý kì sư,bất ái kì tư,tuy trí đại mê,thị vị yếu diệu。

Nguồn sưu tập

Kinh Thi Truyện

Tăng Quảng Hiền Văn (增廣賢文)

Đại lược về quyển: Tăng Quảng Hiền Văn:(增廣贤文)

增廣贤文》又名《昔时贤文》、《古今贤文》,是一部古訓集、民間諺語集。其內容匯集了為人處事的各類諺語,很有哲理性,釋道儒各方面的思想均有體現。人稱“讀了增廣會說話,讀了幼學走天下”。

Quyển sách Tăng Quảng Hiền Văn còn được gọi là: “Tích Thời Hiền Văn” hay ” “Cổ Kim Hiền Văn” đây là một pho sách cổ đại quý giá, tích lũy những lời vàng thước ngọc trong dân gian mà thiết lập thành bộ sách có giá trị. Nội dung của bộ sách là sưu tập các loại ngạn ngữ, mang sắc thái rất triết học, mà Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo được phản ánh trong tất cả các khía cạnh của tư duy. Được gọi là “đọc để được tăng thêm phong cách và kiến thức lúc ăn nói, đọc cái sơ học mà bao trùm khắp thiên ha.”

昔時賢文,誨汝諄諄,集韻增文,多見多聞。

TÍCH THỜI HIỀN VĂN , HỐI NHỮ TRUÂN TRUÂN , TẬP VẬN TĂNG VĂN , ĐA KIẾN ĐA VĂN .

觀今宜鑒古,無古不成今。
知己知彼,將心比心。
酒逢知己飲,詩向會人吟。
相識滿天下,知心能幾人。
相逢好似初相識,到老終無怨恨心。

QUAN KIM NGHI GIÁM CỔ , VÔ CỔ BẤT THÀNH KIM .
TRI KỶ TRI BỈ, TƯƠNG TÂM TỈ TÂM .
TỬU PHÙNG TRI KỶ ẨM , THI HƯỚNG HỘI NHÂN NGÂM .
TƯƠNG THỨC MÃN THIÊN HẠ , TRI TÂM NĂNG KỶ NHÂN .
TƯƠNG PHÙNG HẢO TỰ SƠ TƯƠNG THỨC , ĐÁO LÃO CHUNG VÔ OÁN HẬN TÂM .

近水知魚性,近山識鳥音。
易漲易退山溪水,易反易覆小人心。
運去金成鐵,時來鐵似金。
讀書須用意,一字值千金。
逢人且說三分話,未可全拋一片心。

CẬN THUỶ TRI NGƯ TÍNH , CẬN SƠN THỨC ĐIỂU ÂM .
DỊ TRƯỚNG DỊ THOÁI SƠN KHÊ THUỶ , DỊ PHẢN DỊ PHÚC TIỂU NHÂN TÂM .
VẬN KHỨ KIM THÀNH THIẾT , THỜI LAI THIẾT TỰ KIM ,
ĐỘC THƯ TU DỤNG Ý , NHẤT TỰ TRỊ THIÊN KIM .
PHÙNG NHÂN THẢ THUYẾT TAM PHÂN THOẠI , VỊ KHẢ TOÀN PHAO NHẤT PHIẾN TÂM .

有意栽花花不發,無心插柳柳成陰。
畫虎畫皮難畫骨,知人知面不知心。
錢財如糞土,仁義值千金。
流水下灘非有意,白雲出岫本無心。
當時若不登高望,誰信東流海洋深。

HỮU Ý TÀI HOA HOA BẤT PHÁT , VÔ TÂM SÁP LIỄU LIỄU THÀNH ÂM .
HOẠ HỔ HOẠ BÌ NAN HOẠ CỐT , TRI NHÂN TRI DIỆN BẤT TRI TÂM .
TIỀN TÀI NHƯ PHẤN THỔ , NHÂN NGHĨA TRỊ THIÊN KIM .
LƯU THUỶ HẠ THAN PHI HỮU Ý , BẠCH VÂN XUẤT TỤ BẢN VÔ TÂM . ĐƯƠNG THỜI
NHƯỢC BẤT ĐĂNG CAO VỌNG , THUỲ TÍN ĐÔNG LƯU HẢI DƯƠNG THÂM .

路遙知馬力,事久見人心。
兩人一般心,無錢堪買金;
一人一般心,有錢難買針。
相見易得好,久住難為人。
馬行無力皆因瘦,人不風流只為貧。

LỘ DAO TRI MÃ LỰC , SỰ CỬU KIẾN NHÂN TÂM .
LƯỠNG NHÂN NHẤT BAN TÂM , VÔ TIỀN KHAM MÃI KIM ,
NHẤT NHÂN NHẤT BAN TÂM , HỮU TIỀN NAN MÃI CHÂM .
TƯƠNG KIẾN DỊ ĐẮC HẢO, CỬU TRỤ NAN VỊ NHÂN .
MÃ HÀNH VÔ LỰC GIAI NHÂN SẤU , NHÂN BẤT PHONG LƯU CHỈ VỊ BẦN .

饒人不是痴漢,痴漢不會饒人。
是親不是親,非親卻是親。
美不美,鄉中水,親不親,故鄉人。
鶯花猶怕春光老,豈可教人枉度春。
相逢不飲空歸去,洞口桃花也笑人。

NHIÊU NHÂN BẤT THỊ SI HÁN , SI HÁN BẤT HỘI NHIÊU NHÂN .
THỊ THÂN BẤT THỊ THÂN, PHI THÂN KHƯỚC THỊ THÂN.
Mỹ BẤT Mỹ , HƯƠNG TRUNG THUỶ , THÂN BẤT THÂN, CỐ HƯƠNG NHÂN .
OANH HOA DO PHẠ XUÂN QUANG LÃO , KHỞI KHẢ GIÁO NHÂN UỔNG ĐỘ XUÂN .
TƯƠNG PHÙNG BẤT ẨM KHÔNG QUI KHỨ , ĐỘNG KHẨU ĐÀO HOA DÃ TIẾU NHÂN .

紅粉佳人休使老,風流浪子莫教貧。
在家不會迎賓客,出外方知少主人。
黃金無假,阿魏無真。
客來主不顧,應恐是痴人。
貧居鬧市無人問,富在深山有遠親。

HỒNG PHẤN GIAI NHÂN HƯU SỬ LÃO , PHONG LƯU LÃNG TỬ MẠC GIAO BẦN .
TẠI GIA BẤT HỘI NGHINH TÂN KHÁCH , XUẤT NGOẠI PHƯƠNG TRI THIỂU CHỦ NHÂN .
HOÀNG KIM VÔ GIÁ , A NGUỴ VÔ CHÂN .
KHÁCH LAI CHỦ BẤT CỐ , ƯNG KHỦNG THỊ SI NHÂN .
BẦN CƯ NÁO THỊ VÔ NHÂN VẤN , PHÚ TẠI THÂM SƠN HỮU VIỄN THÂN.

誰人背後無人說,哪個人前不說人。
有錢道真語,無錢語不真。
不信但看筵中酒,杯杯先勸有錢人。
鬧裡有錢,靜處安身。
來如風雨,去似微塵。

THUỲ NHÂN BỐI HẬU VÔ NHÂN THUYẾT , NA CÁ NHÂN TIỀN BẤT THUYẾT NHÂN .
HỮU TIỀN ĐẠO CHÂN NGỮ, VÔ TIỀN NGỮ BẤT CHÂN .
BẤT TÍN ĐẢN KHAN DIÊN TRUNG TỬU , BÔI BÔI TIÊN KHUYẾN HỮU TIỀN NHÂN .
NÁO LÝ HỮU TIỀN , TĨNH XỨ AN THÂN .
LAI NHƯ PHONG VŨ , KHỨ TỰ VI TRẦN .

長江後浪推前浪,世上新人趕舊人。
近水樓台先得月,向陽花木早逢春。
莫道君行早,更有早行人。
莫信直中直,須防仁不仁。
山中有直樹,世上無直人。

TRƯỜNG GIANG HẬU LÃNG THÔI TIỀN LÃNG , THẾ THƯỢNG TÂN NHÂN CẢM CỰU NHÂN .
CẬN THUỶ LÂU ĐÀI TIÊN ĐẮC NGUYỆT, HƯỚNG DƯƠNG HOA MỘC TẢO PHÙNG XUÂN .
MẠC ĐẠO QUÂN HÀNH TẢO , CÁNH HỮU TẢO HÀNH NHÂN .
MẠC TÍN TRỰC TRUNG TRỰC , TU PHÒNG NHÂN BẤT NHÂN .
SƠN TRUNG HỮU TRỰC THỤ, THẾ THƯỢNG VÔ TRỰC NHÂN .

自恨枝無葉,莫怨太陽偏。
大家都是命,半點不由人。
一年之計在於春,一日之計在於寅;
一家之計在於和,一生之計在於勤。
責人之心責己,恕己之心恕人。

TỰ HẬN CHI VÔ DIỆP , MẠC OÁN THÁI DƯƠNG THIÊN .
ĐẠI GIA ĐÔ THỊ MỆNH , BÁN ĐIỂM BẤT DO NHÂN .
NHẤT NIÊN CHI KẾ TẠI VU XUÂN , NHẤT NHẬT CHI KẾ TẠI VU DẦN ,

NHẤT GIA CHI KẾ TẠI VU HOÀ , NHẤT SINH CHI KẾ TẠI VU CẦN .
TRÁCH NHÂN CHI TÂM TRÁCH KỶ, THỨ KỶ CHI TÂM THỨ NHÂN .

守口如瓶,防意如城。
寧可人負我,切莫我負人。
再三須慎意,第一莫欺心。
虎生猶可近,人熟不堪親。
來說是非者,便是是非人。

THỦ KHẨU NHƯ BÌNH , PHÒNG Ý NHƯ THÀNH .
NINH KHẢ NHÂN PHỤ NGÃ , THIẾT MẠC NGÃ PHỤ NHÂN .
TÁI TAM TU THẬN Ý , ĐỆ NHẤT MẠC KHI TÂM .
HỔ SINH DO KHẢ CẬN , NHÂN THỤC BẤT KHAM THÂN.
LAI THUYẾT THỊ PHI GIẢ , TIỆN THỊ THỊ PHI NHÂN .

遠水難救近火,遠親不如近鄰。
有茶有酒多兄弟,急難何曾見一人。
人情似紙張張薄,世事如棋局局新。
山中也有千年樹,世上難逢百歲人。
力微休負重,言輕莫勸人。

VIỄN THUỶ NAN CỨU CẬN HOẢ , VIỄN THÂN BẤT NHƯ CẬN LÂN .
HỮU TRÀ HỮU TỬU ĐA HUYNH ĐỆ, CẤP NẠN HÀ TẰNG KIẾN NHẤT NHÂN .
NHÂN TÌNH TỰ CHỈ TRƯƠNG TRƯƠNG BẠC , THẾ SỰ NHƯ KÌ CỤC CỤC TÂN .
SƠN TRUNG DÃ HỮUTHIÊN NIÊN THỤ, THẾ THƯỢNG NAN PHÙNG BÁ TUẾ NHÂN .
LỰC VI HƯU PHỤ TRỌNG, NGÔN KHINH MẠC KHUYẾN NHÂN .

無錢休入眾,遭難莫尋親。
平生莫作皺眉事,世上應無切齒人。
士者國之寶,儒為席上珍。
若要斷酒法,醒眼看醉人。
求人須求大丈夫,濟人須濟急時無。

VÔ TIỀN HƯU NHẬP CHÚNG , TAO NAN MẠC TẦM THÂN.
BÌNH SINH MẠC TÁC TRỨU MI SỰ , THẾ THƯỢNG ƯNG VÔ THIẾT XỈ NHÂN .
SĨ GIẢ QUỐC CHI BẢO , NHO VI TịCH THƯỢNG TRÂN .
NHƯỢC YẾU ĐOẠN TỬU PHÁP , TỈNH NHÃN KHAN TUÝ NHÂN .
CẦU NHÂN TU CẦU ĐẠI TRƯỢNG PHU, TẾ NHÂN TU TẾ CẤP THỜI VÔ.

渴時一滴如甘露,醉後添杯不如無。
久住令人賤,頻來親也疏。
酒中不語真君子,財上分明大丈夫。
出家如初,成佛有余。
積金千兩,不如明解經書。

KHÁT THỜI NHẤT TRÍCH NHƯ CAM LỘ , TUÝ HẬU THIÊM BÔI BẤT NHƯ VÔ.
CỬU TRÚ LINH NHÂN TIỆN , TẦN LAI THÂN DÃ SƠ.
TỬU TRUNG BẤT NGỮ CHÂN QUÂN TỬ, TÀI THƯỢNG PHÂN MINH ĐẠI TRƯỢNG PHU.
XUẤT GIA NHƯ SƠ , THÀNH PHẬT HỮU DƯ .
TÍCH KIM THIÊN LẠNG, BẤT NHƯ MINH GIẢI KINH THƯ .

養子不教如養驢,養女不教如養豬。
有田不耕倉廩虛,有書不讀子孫愚。
倉廩虛兮歲月乏,子孫愚兮禮義疏。
同君一席話,勝讀十年書。
人不通今古,馬牛如襟裾。

DƯỠNG TỬ BẤT GIÁO NHƯ DƯỠNG LƯ , DƯỠNG NỮ BẤT GIÁO NHƯ DƯỠNG TRƯ .
HỮU ĐIỀN BẤT CANH THƯƠNG LẪM HƯ , HỮU THƯ BẤT ĐỘC TỬ TÔN NGU .
THƯƠNG LẪM HƯ HỀ TUẾ NGUYỆT PHẠP , TỬ TÔN NGU HỀ LỄ NGHĨA SƠ.
ĐỒNG QUÂN NHẤT TịCH THOẠI , THẮNG ĐỘC THẬP NIÊN THƯ .
NHÂN BẤT THÔNG KIM CỔ , MÃ NGƯU NHƯ KHÂM CƯ .

茫茫四海人無數,哪個男兒是丈夫。
白酒釀成緣好客,黃金散盡為收書。
救人一命,勝造七級浮屠。
城門失火,殃及池魚。
庭前生瑞草,好事不如無。

MANG MANG TỨ HẢI NHÂN VÔ SỐ , NA CÁ NAM NHI THỊ TRƯỢNG PHU.

BẠCH TỬU TƯƠNG THÀNH DUYÊN HIẾU KHÁCH , HOÀNG KIM TÁN TẬN VỊ THU THƯ .
CỨU NHÂN NHẤT MỆNH , THẮNG TẠO THẤT CẤP PHÙ ĐỒ .
THÀNH MÔN THẤT HOẢ , ƯƠNG CẬP TRÌ NGƯ .
ĐÌNH TIỀN SINH THUỴ THẢO , HẢO SỰ BẤT NHƯ VÔ.

欲求生富貴,須下死工夫。
百年成之不足,一旦敗之有余。
人心似鐵,官法如爐。
善化不足,惡化有余。
水太清則無魚,人至察則無徒。

DỤC CẦU SINH PHÚ QUÍ, TU HẠ TỬ CÔNG PHU.
BÁ NIÊN THÀNH CHI BẤT TÚC , NHẤT ĐÁN BẠI CHI HỮU DƯ .
NHÂN TÂM TỰ THIẾT , QUAN PHÁP NHƯ LÔ .
THIỆN HOÁ BẤT TÚC , ÁC HOÁ HỮU DƯ .
THUỶ THÁI THANH TẮC VÔ NGƯ , NHÂN CHÍ SÁT TẮC VÔ ĐỒ .

知者減半,省者全無。
在家由父,出家從夫。
痴人畏婦,賢女敬夫。
是非終日有,不聽自然無。
寧可正而不足,不可邪而有余。

TRI GIẢ GIẢM BÁN , TỈNH GIẢ TOÀN VÔ.
TẠI GIA DO PHỤ, XUẤT GIA TÙNG PHU.
SI NHÂN UÝ PHỤ, HIỀN NỮ KÍNH PHU.
THỊ PHI CHUNG NHẬT HỮU, BẤT THÍNH TỰ NHIÊN VÔ.
NINH KHẢ CHÁNH NHI BẤT TÚC , BẤT KHẢ TÀ NHI HỮU DƯ .

寧可信其有,不可信其無。
竹籬茅舍風光好,道院僧堂終不如。
命裡有時終須有,命裡無時莫強求。
道院迎仙客,書堂隱相儒。
庭栽棲鳳竹,池養化龍魚。

NINH KHẢ TÍN KỲ HỮU, BẤT KHẢ TÍN KỲ VÔ.
TRÚC LI MAO XÁ PHONG QUANG HẢO, ĐẠO VIỆN TĂNG ĐƯỜNG CHUNG BẤT NHƯ .
MỆNH LÝ HỮU THỜI CHUNG TU HỮU, MỆNH LÝ VÔ THỜI MẠC CƯỠNG CẦU .
ĐẠO VIỆN NGHINH TIÊN KHÁCH , THƯ ĐƯỜNG ẨN TƯỚNG NHO.
ĐÌNH TÀI TÊ PHƯỢNG TRÚC , TRÌ DƯỠNG HOÁ LONG NGƯ .

結交須勝己,似我不如無。
但看三五日,相見不如初。
人情似水分高下,世事如雲任卷舒。
會說說都是,不會說無禮。
磨刀恨不利,刀利傷人指。

KẾT GIAO TU THẮNG KỶ, TỰ NGÃ BẤT NHƯ VÔ.
ĐẢN KHAN TAM NGŨ NHẬT , TƯƠNG KIẾN BẤT NHƯ SƠ .
NHÂN TÌNH TỰ THUỶ PHÂN CAO HẠ , THẾ SỰ NHƯ VÂN NHẬM QUYỂN THƯ .
HỘI THUYẾT THUYẾT ĐÔ THỊ, BẤT HỘI THUYẾT VÔ LỄ .
MA ĐAO HẬN BẤT LỢI , ĐAO LỢI THƯƠNG NHÂN CHỈ.

求財恨不得,財多害自己。
知足常足,終身不辱。
知止常止,終身不恥。
有福傷財,無福傷己。
差之毫厘,失之千裡。

CẦU TÀI HẬN BẤT ĐẮC , TÀI ĐA HẠI TỰ KỶ.
TRI TÚC THƯỜNG TÚC , CHUNG THÂN BẤT NHỤC .
TRI CHỈ THƯỜNG CHỈ, CHUNG THÂN BẤT SỈ.
HỮU PHƯỚC THƯƠNG TÀI , VÔ PHƯỚC THƯƠNG KỶ.
SAI CHI HÀO LY , THẤT CHI THIÊN LÝ .

若登高必自卑,若涉遠必自邇。
三思而行,再思可矣。
使口不如自走,求人不如求己。
小時是兄弟,長大各鄉裡。
妒財莫妒食,怨生莫怨死。

NHƯỢC ĐĂNG CAO TẤT TỰ TI, NHƯỢC THIỆP VIỄN TẤT TỰ NHĨ .
TAM TƯ NHI HÀNH, TÁI TƯ KHẢ HĨ.
SỬ KHẨU BẤT NHƯ TỰ TẨU , CẦU NHÂN BẤT NHƯ CẦU KỶ.
TIỂU THỜI THỊ HUYNH ĐỆ, TRƯỜNG ĐẠI CÁC HƯƠNG LÝ .
ĐỐ TÀI MẠC ĐỐ THỰC, OÁN SINH MẠC OÁN TỬ .

人見白頭嗔,我見白頭喜。
多少少年亡,不到白頭死。
牆有縫,壁有耳。
好事不出門,惡事傳千里。
賊是小人,知過君子。

NHÂN KIẾN BẠCH ĐẦU SÂN , NGÃ KIẾN BẠCH ĐẦU HỈ.
ĐA THIỂU THIẾU NIÊN VONG , BẤT ĐÁO BẠCH ĐẦU TỬ .
TƯỜNG HỮU PHÙNG , BÍCH HỮUNHĨ .
HẢO SỰ BẤT XUẤT MÔN , ÁC SỰ TRUYỀN THIÊN LÝ .
TẶC THỊ TIỂU NHÂN , TRI QUÁ QUÂN TỬ.

君子固窮,小人窮斯濫也。
貧窮自在,富貴多憂。
不以我為德,反以我為仇。
寧向直中取,不可曲中求。
人無遠慮,必有近憂。

QUÂN TỬ CỐ CÙNG , TIỂU NHÂN CÙNG TƯ LẠM DÃ .
BẦN CÙNG TỰ TẠI , PHÚ QUÍ ĐA ƯU .
BẤT DĨ NGÃ VI ĐỨC , PHẢN DĨ NGÃ VI CừU.
NINH HƯỚNG TRỰC TRUNG THỦ , BẤT KHẢ KHÚC TRUNG CẦU .
NHÂN VÔ VIỄN LỰ , TẤT HỮU CẬN ƯU .

知我者為我心憂,不知我者謂我何求。
晴天不肯去,只待雨淋頭。
成事莫說,覆水難收。
是非只為多開口,煩惱皆因強出頭。
忍得一時之氣,免得百日之憂。

TRI NGÃ GIẢ VỊ NGÃ TÂM ƯU , BẤT TRI NGÃ GIẢ VỊ NGÃ HÀ CẦU .
TÌNH THIÊN BẤT KHẲNG KHỨ , CHỈ ĐÃI VŨ LÂM ĐẦU .
THÀNH SỰ MẠC THUYẾT, PHÚC THUỶ NAN THU .
THỊ PHI CHỈ VỊ ĐA KHAI KHẨU , PHIỀN NÃO GIAI NHÂN CƯỠNG XUẤT ĐẦU .
NHẪN ĐẮC NHẤT THỜI CHI KHÍ , MIỄN ĐẮC BÁ NHẬT CHI ƯU .

近來學得烏龜法,得縮頭時且縮頭。
懼法朝朝樂,欺公日日憂。
人生一世,草生一春。
黑發不知勤學早,看看又是白頭翁。
月到十五光明少,人到中年萬事休。

CẬN LAI HỌC ĐẮC Ô QUI PHÁP , ĐẮC SÚC ĐẦU THỜI THẢ SÚC ĐẦU .
CỤ PHÁP TRIÊU TRIÊU LẠC, KHI CÔNG NHẬT NHẬT ƯU .
NHÂN SINH NHẤT THẾ , THẢO SINH NHẤT XUÂN .
HẮC PHÁT BẤT TRI CẦN HỌC TẢO , KHAN KHAN HỰU THỊ BẠCH ĐẦU ÔNG .
NGUYỆT ĐÁO THẬP NGŨ QUANG MINH THIỂU, NHÂN ĐÁO TRUNG NIÊN VẠN SỰ HƯU .

兒孫自有兒孫福,莫為兒孫作馬牛。
人生不滿百,常懷千歲憂。
今朝有酒今朝醉,明日愁來明日憂。
路逢險處難回避,事到頭來不自由。
藥能醫假病,酒不解真愁。

NHI TÔN TỰ HỮU NHI TÔN PHƯỚC , MẠC VỊ NHI TÔN TÁC MÃ NGƯU .
NHÂN SINH BẤT MÃN BÁ , THƯỜNG HOÀI THIÊN TUẾ ƯU .
KIM TRIÊU HỮU TỬU KIM TRIÊU TUÝ , MINH NHẬT SẦU LAI MINH NHẬT ƯU .
LỘ PHÙNG HIỂM XỨ NAN HỒI TỊ, SỰ ĐÁO ĐẦU LAI BẤT TỰ DO .
DƯỢC NĂNG Y GIẢ BỆNH , TỬU BẤT GIẢI CHÂN SẦU .

人貧不語,水平不流。
一家有女百家求,一馬不行百馬憂。
有花方酌酒,無月不登樓。
三杯通大道,一醉解千愁。
深山畢竟藏猛虎,大海終須納細流。

NHÂN BẦN BẤT NGỮ, THUỶ BÌNH BẤT LƯU .
NHẤT GIA HỮU NỮ BÁ GIA CẦU , NHẤT MÃ BẤT HÀNH BÁ MÃ ƯU .
HỮU HOA PHƯƠNG CHƯỚC TỬU , VÔ NGUYỆT BẤT ĐĂNG LÂU .
TAM BÔI THÔNG ĐẠI ĐẠO , NHẤT TUÝ GIẢI THIÊN SẦU .
THÂM SƠN TẤT CÁNH TÀNG MÃNH HỔ , ĐẠI HẢI CHUNG TU NẠP TẾ LƯU .

惜花須檢點,愛月不梳頭。
大抵選他肌骨好,不擦紅粉也風流。
受恩深處宜先退,得意濃時便可休。
莫待是非來入耳,從前恩愛反為仇。
留得五湖明月在,不愁無處下金鉤。

TÍCH HOA TU KIỂM ĐIỂM , ÁI NGUYỆT BẤT SƠ ĐẦU .
ĐẠI ĐỂ TUYỂN THA CƠ CỐT HẢO, BẤT SÁT HỒNG PHẤN DÃ PHONG LƯU .
THỤÂN THÂM XỨ NGHI TIÊN THOÁI, ĐẮC Ý NỒNG THỜI TIỆN KHẢ HƯU .
MẠC ĐÃI THỊ PHI LAI NHẬP NHĨ , TÙNG TIỀN ÂN ÁI PHẢN VI CừU.
LƯU ĐẮC NGŨ HỒ MINH NGUYỆTTẠI , BẤT SẦU VÔ XỨ HẠ KIM CÂU .

休別有魚處,莫戀淺灘頭。
去時終須去,再三留不住。
忍一句,息一怒,饒一著,退一步。
三十不豪,四十不富,五十將來尋死路。
生不論魂,死不認尸。

HƯU BIỆT HỮU NGƯ XỨ , MẠC LUYẾN THIỂN THAN ĐẦU .
KHỨ THỜI CHUNG TU KHỨ , TÁI TAM LƯU BẤT TRÚ .
NHẪN NHẤT CÚ , TỨC NHẤT NỘ , NHIÊU NHẤT TRƯỚC,THOÁI NHẤT BỘ .
TAM THẬP BẤT HÀO , TỨ THẬP BẤT PHÚ , NGŨ THẬP TƯƠNG LAI TẦM TỬ LỘ .
SINH BẤT LUẬN HỒN , TỬ BẤT NHẬN THI .

父母恩深終有別,夫妻義重也分離。
人生似鳥同林宿,大限來時各自飛。
人善被人欺,馬善被人騎。
人無橫財不富,馬無野草不肥。
人惡人怕天不怕,人善人欺天不欺。

PHỤ MẪU ÂN THÂM CHUNG HỮU BIỆT , PHU THÊ NGHĨA TRỌNG DÃ PHÂN LY .
NHÂN SINH TỰ ĐIỂU ĐỒNG LÂM TÚC, ĐẠI HẠN LAI THỜI CÁC TỰ PHI .
NHÂN THIỆN BỊ NHÂN KHI , MÃ THIỆN BỊ NHÂN KỴ .
NHÂN VÔ HOẠNH TÀI BẤT PHÚ , MÃ VÔ DÃ THẢO BẤT PHÌ .
NHÂN ÁC NHÂN PHẠ THIÊN BẤT PHẠ , NHÂN THIỆN NHÂN KHI THIÊN BẤT KHI .

善惡到頭終有報,只爭來早與來遲。
黃河尚有澄清日,豈可人無得運時。
得寵思辱, 安居慮危。
念念有如臨敵日,心心常似過橋時。
英雄行險道,富貴似花枝。

THIỆN ÁC ĐÁO ĐẦU CHUNG HỮU BÁO , CHỈ TRANH LAI TẢO DỮ LAI TRÌ .
HOÀNG HÀ THƯỢNG HỮU TRừNG THANH NHẬT , KHỞI KHẢ NHÂN VÔ ĐẮC VẬN THỜI.
ĐẮC SỦNG TƯ NHỤC , AN CƯ LỰ NGUY .
NIỆM NIỆM HỮU NHƯ LÂM ĐịCH NHẬT , TÂM TÂM THƯỜNG TỰ QUÁ KIỀU THỜI.
ANH HÙNG HÀNH HIỂM ĐẠO , PHÚ QUÍ TỰ HOA CHI .

人情莫道春光好,只怕秋來有冷時。
送君千裡,終須一別。
但將冷眼看螃蟹,看你橫行到幾時。
見事莫說,問事不知。
閒事休管,無事早歸。

NHÂN TÌNH MẠC ĐẠO XUÂN QUANG HẢO, CHỈ PHẠ THU LAI HỮU LÃNH THỜI.
TỐNG QUÂN THIÊN LÝ , CHUNG TU NHẤT BIỆT .
ĐẢN TƯƠNG LÃNH NHÃN KHÁN BÀNG GIẢI , KHÁN NỄ HOÀNH HÀNH ĐÁO KỶ THỜI.
KIẾN SỰ MẠC THUYẾT, VẤN SỰ BẤT TRI .
NHÀN SỰ HƯU QUẢN , VÔ SỰ TẢO QUI.

假緞染就真紅色,也被旁人說是非。
善事可作,惡事莫為。
許人一物,千金不移。
龍生龍子,虎生豹兒。
龍游淺水遭蝦戲,虎落平原被犬欺。

GIẢ ĐOẠN NHIỄM TỰU CHÂN HỒNG SẮC , DÃ BỊ BÀNG NHÂN THUYẾT THỊ PHI .
THIỆN SỰ KHẢ TÁC , ÁC SỰ MẠC VI .
HỨA NHÂN NHẤT VẬT , THIÊN KIM BẤT DI .
LONG SINH LONG TỬ, HỔ SINH BÁO NHI .
LONG DU THIỂN THUỶ TAO HÀ HÍ, HỔ LẠC BÌNH NGUYÊN BỊ KHUYỂN KHI .

一舉首登龍虎榜,十年身到風凰池。
十年窗下無人問,一舉成名天下知。
酒債尋常行處有,人生七十古來稀。
養兒待老,積谷防饑。
雞豚狗彘之畜,無失其時。

NHẤT CỬ THỦ ĐĂNG LONG HỔ BẢNG , THẬP NIÊN THÂN ĐÁO PHONG HOÀNG TRÌ .
THẬP NIÊN SONG HẠ VÔ NHÂN VẤN , NHẤT CỬ THÀNH DANH THIÊN HẠ TRI .
TỬU TRÁI TẦM THƯỜNG HÀNH XỨ HỮU, NHÂN SINH THẤT THẬP CỔ LAI HI.
DƯỠNG NHI ĐÃI LÃO , TÍCH CỐC PHÒNG CƠ .
KÊ ĐỒN CẨU TRỆ CHI SÚC , VÔ THẤT KỲ THỜI.

數家之口,可以無饑矣。
常將有日思無日,莫把無時當有時。
時來風送騰王閣,運去雷轟薦福碑。
入門休問榮枯事,觀看容顏便得知。
官清書吏瘦,神靈廟祝肥。

SỐ GIA CHI KHẨU , KHẢ DĨ VÔ CƠ HĨ.
THƯỜNG TƯƠNG HỮU NHẬT TƯ VÔ NHẬT , MẠC BẢ VÔ THỜI ĐÁNG HỮU THỜI.
THỜI LAI PHONG TỐNG ĐẰNG VƯƠNG CÁC , VẬN KHỨ LÔI OANH TIẾN PHÚC BI .
NHẬP MÔN HƯU VẤN VINH KHÔ SỰ , QUAN KHÁN DUNG NHAN TIỆN ĐẮC TRI .
QUAN THANH THƯ LẠI SẤU , THẦN LINH MIẾU CHÚC PHÌ .

息卻雷霆之怒,罷卻虎狼之威。
饒人算人之本,輸人算人之機。
好言難得,惡語易施。
一言既出,駟馬難追。
道吾好者是吾賊,道吾惡者是吾師。

TỨC KHƯỚC LÔI ĐÌNH CHI NỘ , BÃI KHƯỚC HỔ LANG CHI UY .
NHIÊU NHÂN TOÁN NHÂN CHI BỔN , THÂU NHÂN TOÁN NHÂN CHI KY .
HẢO NGÔN NAN ĐẮC , ÁC NGỮ DỊ THI .
NHẤT NGÔN KÝ XUẤT , TỨ MÃ NAN TRUY .
ĐẠO NGÔ HẢO GIẢ THỊ NGÔ TẶC , ĐẠO NGÔ ÁC GIẢ THỊ NGÔ SƯ .

路逢俠客須呈劍,不是才人莫獻詩。
三人同行,必有我師;
擇其善者而從之,其不善者而改之。
少壯不努力,老大徒悲傷。
人有善願,天必佑之。

LỘ PHÙNG HIỆP KHÁCH TU TRÌNH KIẾM , BẤT THỊ TÀI NHÂN MẠC HIẾN THI .
TAM NHÂN ĐỒNG HÀNH, TẤT HỮU NGÃ SƯ , TRẠCH KỲ THIỆN GIẢ NHI TÙNG CHI , KỲ BẤT THIỆN GIẢ NHI CẢI CHI .
THIẾU TRÁNG BẤT Nỗ LỰC , LÃO ĐẠI ĐỒ BI THƯƠNG .
NHÂN HỮU THIỆN NGUYỆN , THIÊN TẤT HỮU CHI .

莫飲卯時酒,昏昏醉到酉。
莫罵酉時妻,一夜受孤淒。
種麻得麻,種豆得豆。
天眼恢恢,疏而不漏。
見官莫向前,做客莫在後。

MẠC ẨM MÃO THỜI TỬU , HÔN HÔN TUÝ ĐÁO DẬU .
MẠC MẠ DẬU THỜI THÊ , NHẤT DẠ THỤ CÔ THÊ .
CHỦNG MA ĐẮC MA , CHỦNG ĐẬU ĐẮC ĐẬU .
THIÊN NHÃN KHÔI KHÔI , SƠ NHI BẤT LẬU .
KIẾN QUAN MẠC HƯỚNG TIỀN , TỐ KHÁCH MẠC TẠI HẬU .

寧添一斗,莫添一口。
螳螂捕蟬,豈知黃雀在後。
不求金玉重重貴,但願兒孫個個賢。
一日夫妻,百世姻緣。
百世修來同船渡,千世修來共枕眠。

NINH THIÊM NHẤT ĐẨU , MẠC THIÊM NHẤT KHẨU .
ĐƯỜNG LANG BỘ THIỀN , KHỞI TRI HOÀNG TƯỚC TẠI HẬU .
BẤT CẦU KIM NGỌC TRÙNG TRÙNG QUÍ, ĐẢN NGUYỆN NHI TÔN CÁ CÁ HIỀN .
NHẤT NHẬT PHU THÊ , BÁ THẾ NHÂN DUYÊN .
BÁ THẾ TU LAI ĐỒNG THUYỀN ĐỘ , THIÊN THẾ TU LAI CỘNG CHẨM MIÊN .

殺人一萬,自損三千。
傷人一語,利如刀割。
枯木逢春猶再發,人無兩度再少年。
未晚先投宿,雞鳴早看天。
將相胸前堪走馬,公候肚裡好撐船。

SÁT NHÂN NHẤT VẠN , TỰ TỔN TAM THIÊN .
THƯƠNG NHÂN NHẤT NGỮ, LỢI NHƯ ĐAO CÁT .
KHÔ MỘC PHÙNG XUÂN DO TÁI PHÁT , NHÂN VÔ LƯỠNG ĐỘ TÁI THIẾU NIÊN .
VỊ VÃN TIÊN ĐẦU TÚC, KÊ MINH TẢO KHÁN THIÊN .
TƯƠNG TƯƠNG HUNG TIỀN KHAM TẨU MÃ , CÔNG HẦU Đỗ LÝ HẢO SANH THUYỀN .

富人思來年,窮人思眼前。
世上若要人情好,賒去物件莫取錢。
死生有命,富貴在天。
擊石原有火,不擊乃無煙。
為學始知道,不學亦徒然。

PHÚ NHÂN TƯ LAI NIÊN , CÙNG NHÂN TƯ NHÃN TIỀN .
THẾ THƯỢNG NHƯỢC YẾU NHÂN TÌNH HẢO, XA KHỨ VẬT KIỆN MẠC THỦ TIỀN .
TỬ SINH HỮUMỆNH , PHÚ QUÍ TẠI THIÊN .
KÍCH THẠCH NGUYÊN HỮU HOẢ , BẤT KÍCH NÃI VÔ YÊN .
VỊ HỌC THUỶ TRI ĐẠO , BẤT HỌC DIỆC ĐỒ NHIÊN .

莫笑他人老,終須還到老。
但能依本分,終須無煩惱。
君子愛財,取之有道。
貞婦愛色,納之以禮。
善有善報,惡有惡報。

MẠC TIẾU THA NHÂN LÃO , CHUNG TU HOÀN ĐÁO LÃO .
ĐẢN NĂNG Y BỔN PHẬN , CHUNG TU VÔ PHIỀN NÃO .
QUÂN TỬ ÁI TÀI , THỦ CHI HỮU ĐẠO .
TRINH PHỤ ÁI SẮC , NẠP CHI DĨ LỄ .
THIỆN HỮU THIỆN BÁO , ÁC HỮU ÁC BÁO .

不是不報,日子不到。
人而無信,不知其可也。
一人道好,千人傳實。
凡事要好,須問三老。
若爭小可,便失大道。

BẤT THỊ BẤT BÁO , NHẬT TỬ BẤT ĐÁO .
NHÂN NHI VÔ TÍN , BẤT TRI KỲ KHẢ DÃ .
NHẤT NHÂN ĐẠO HẢO, THIÊN NHÂN TRUYỀN THỰC .
PHÀM SỰ YẾU HẢO, TU VẤN TAM LÃO .
NHƯỢC TRANH TIỂU KHẢ, TIỆN THẤT ĐẠI ĐẠO .

年年防饑,夜夜防盜。
學者如禾如稻,不學者如蒿如草。
遇飲酒時須飲酒,得高歌處且高歌。
因風吹火,用力不多。
不因漁父引,怎得見波濤。

NIÊN NIÊN PHÒNG CƠ , DẠ DẠ PHÒNG ĐẠO .
HỌC GIẢ NHƯ HOÀ NHƯ ĐẠO , BẤT HỌC GIẢ NHƯ CAO NHƯ THẢO .
NGỘ ẨM TỬU THỜI TU ẨM TỬU , ĐẮC CAO CA XỨ THẢ CAO CA .
NHÂN PHONG XUY HOẢ , DỤNG LỰC BẤT ĐA .
BẤT NHÂN NGƯ PHỤ DẪN , CHẨM ĐẮC KIẾN BA ĐÀO .

無求到處人情好,不飲從他酒價高。
知事少時煩惱少,識人多處是非多。
入山不怕傷人虎,只怕人情兩面刀。
強中更有強中手,惡人須用惡人磨。
會使不在家豪富,風流不用著衣多。

VÔ CẦU ĐÁO XỨ NHÂN TÌNH HẢO, BẤT ẨM TÙNG THA TỬU GIÁ CAO .
TRI SỰ THIẾU THỜI PHIỀN NÃO THIỂU, THỨC NHÂN ĐA XỨ THỊ PHI ĐA . NHẬP SƠN BẤT PHẠ THƯƠNG NHÂN HỔ , CHỈ PHẠ NHÂN TÌNH LƯỠNG DIỆN ĐAO .
CƯỜNG TRUNG CÁNH HỮU CƯỜNG TRUNGT HỦ , ÁC NHÂN TU DỤNG ÁC NHÂN MA .
HỘI SỬ BẤT TẠI GIA HÀO PHÚ , PHONG LƯU BẤT DỤNG TRƯỚC Y ĐA .

光陰似箭,日月如梭。
天時不如地利,地利不如人和。
黃金未為貴,安樂值錢多。
世上萬般皆下品,思量唯有讀書高。
世間好語書說盡,天下名山僧佔多。

QUANG ÂM TỰ TIỄN , NHẬT NGUYỆT NHƯ THOA .
THIÊN THỜI BẤT NHƯ ĐịA LỢI , ĐịA LỢI BẤT NHƯ NHÂN HOÀ .
HOÀNG KIM VỊ VI QUÝ , AN LẠC TRỊ TIỀN ĐA .
THẾ THƯỢNG VẠN BAN GIAI HẠ PHẨM , TƯ LƯƠNG DUY HỮU ĐỘC THƯ CAO .
THẾ GIAN HẢO NGỮ THƯ THUYẾT TẬN , THIÊN HẠ DANH SƠN TĂNG CHIẾM ĐA .

為善最樂,為惡難逃。
羊有跪乳之恩,鴉有反哺之義。
你急他未急,人閒心不閒。
隱惡揚善,執其兩端。
妻賢夫禍少,子孝父心寬。

VI THIỆN TỐI LẠC, VI ÁC NAN ĐÀO .
DƯƠNG HỮU QUỊ NHŨ CHI ÂN , NHA HỮU PHẢN BỘ CHI NGHĨA .
NỄ CẤP THA VỊ CẤP , NHÂN NHÀN TÂM BẤT NHÀN .
ẨN ÁC DƯƠNG THIỆN , CHẤP KỲ LƯỠNG ĐOAN .
THÊ HIỀN PHU HOẠ THIỂU, TỬ HIẾU PHỤ TÂM KHOAN .

既墜釜甑,反顧無益。
翻覆之水,收之實難。
人生知足何時足,人老偷閒且是閒。
但有綠楊堪系馬,處處有路透長安。
見者易,學者難。

KÝ TRUỴ PHỦ TẮNG , PHẢN CỐ VÔ ÍCH .
PHIÊN PHÚC CHI THUỶ , THU CHI THỰC NAN.
NHÂN SINH TRI TÚC HÀ THỜI TÚC , NHÂN LÃO THÂU NHÀN THẢ THỊ NHÀN .
ĐẢN HỮU LỤC DƯƠNG KHAM HỆ MÃ , XỨ XỨ HỮU LỘ THẤU TRƯỜNG AN .
KIẾN GIẢ DỊ, HỌC GIẢ NAN.

莫將容易得,便作等閒看。
用心計較般般錯,退步思量事事難。
道路各別,養家一般。
從儉入奢易,從奢入儉難。
知音說與知音聽,不是知音莫與彈。

MẠC TƯƠNG DUNG DỊ ĐẮC , TIỆN TÁC ĐẲNG NHÀN KHAN.
DỤNG TÂM KẾ GIẢO BAN BAN THÁC , THOÁI BỘ TƯ LƯƠNG SỰ SỰ NAN. ĐẠO LỘ CÁC BIỆT , DƯỠNG GIA NHẤT BAN.
TÒNG KIỆM NHẬP XA DỊ, TÒNG XA NHẬP KIỆM NAN.
TRI ÂM THUYẾT DỮ TRI ÂM THÍNH , BẤT THỊ TRI ÂM MẠC DỮ ĐÀN.

點石化為金,人心猶未足。
信了肚,賣了屋。
他人觀花,不涉你目。
他人碌碌,不涉你足。
誰人不愛子孫賢,誰人不愛千鐘粟。

ĐIỂM THẠCH HOÁ VI KIM , NHÂN TÂM DO VỊ TÚC .
TÍN LIỄU Đỗ , MẠI LIỄU ỐC .
THA NHÂN QUAN HOA , BẤT THIỆP NỄ MỤC .
THA NHÂN LỘC LỘC, BẤT THIỆP NỄ TÚC .
THUỲ NHÂN BẤT ÁI TỬ TÔN HIỀN, THUỲ NHÂN BẤT ÁI THIÊN CHUNG TÚC .

莫把真心空計較,五行不是這題目。
與人不和,勸人養鵝。
與人不睦,勸人架屋。
但行好事,莫問前程。
河狹水急,人急計生。

MẠC BẢ CHÂN TÂM KHÔNG KẾ GIẢO, NGŨ HÀNH BẤT THỊ GIÁ ĐỀ MỤC .
DỮ NHÂN BẤT HOÀ , KHUYẾN NHÂN DƯỠNG NGA .
DỮ NHÂN BẤT MỤC , KHUYẾN NHÂN GIÁ ỐC .
ĐẢN HÀNH HẢO SỰ , MẠC VẤN TIỀN TRÌNH .
HÀ HIỆP THUỶ CẤP , NHÂN CẤP KẾ SINH.

明知山有虎,莫向虎山行。
路不行不到,事不為不成。
人不勸不善,鐘不打不鳴。
無錢方斷酒,臨老始看經。
點塔七層,不如暗處一燈。

MINH TRI SƠN HỮU HỔ , MẠC HƯỚNG HỔ SƠN HÀNH.
LỘ BẤT HÀNH BẤT ĐÁO , SỰ BẤT VI BẤT THÀNH .
NHÂN BẤT KHUYẾN BẤT THIỆN , CHUNG BẤT ĐẢ BẤT Ô .
VÔ TIỀN PHƯƠNG ĐOẠN TỬU , LÂM LÃO THUỶ KHÁN KINH .
ĐIỂM THÁP THẤT TẰNG , BẤT NHƯ ÁM XỨ NHẤT ĐĂNG .

萬事勸人休瞞昧,舉頭三尺有神明。
但存方寸土,留與子孫耕。
滅卻心頭火,剔起佛前燈。
惺惺常不足,懵懵作公卿。
眾星朗朗,不如孤月獨明。

VẠN SỰ KHUYẾN NHÂN HƯU MẠN MUỘI , CỬ ĐẦU TAM XÍCH HỮU THẦN MINH .
ĐẢN TỒN PHƯƠNG THỐN THỔ , LƯU DỮ TỬ TÔN CANH .
DIỆT KHƯỚC TÂM ĐẦU HOẢ , DỊ KHỞI PHẬT TIỀN ĐĂNG .
TỈNH TỈNH THƯỜNG BẤT TÚC , MANH MANH TÁC CÔNG KHANH .
CHÚNG TINH LÃNG LÃNG , BẤT NHƯ CÔ NGUYỆT ĐỘC MINH .

兄弟相害,不如自生。
合理可作,小利莫爭。
牡丹花好空入目,棗花雖小結實成。
欺老莫欺小,欺人心不明。
隨分耕鋤收地利,他時飽滿謝蒼天。

HUYNH ĐỆ TƯƠNG HẠI , BẤT NHƯ TỰ SINH.
HỢP LÝ KHẢ TÁC , TIỂU LỢI MẠC TRANH .
MẪU ĐAN HOA HẢO KHÔNG NHẬP MỤC , TẢO HOA TUY TIỂU KẾT THỰC THÀNH .
KHI LÃO MẠC KHI TIỂU , KHI NHÂN TÂM BẤT MINH .
TUỲ PHẬN CANH SỪ THU ĐỊA LỢI , THA THỜI BÃO MÃN TẠ THƯƠNG THIÊN .

得忍且忍,得耐且耐。
不忍不耐,小事成大。
相論逞英雄,家計漸漸退。
賢婦令夫貴,惡婦令夫敗。
一人有慶,兆民咸賴。

ĐẮC NHẪN THẢ NHẪN , ĐẮC NẠI THẢ NẠI .
BẤT NHẪN BẤT NẠI , TIỂU SỰ THÀNH ĐẠI .
TƯƠNG LUẬN SÍNH ANH HÙNG , GIA KẾ TIỆM TIỆM THOÁI.
HIỀN PHỤ LINH PHU QUÝ , ÁC PHỤ LINH PHU BẠI .
NHẤT NHÂN HỮU KHÁNH , TRIỆU DÂN HÀM LẠI .

人老心未老,人窮誌莫窮。
人無千日好,花無百日紅。
殺人可恕,情理難容。
乍富不知新受用,乍貧難改舊家風。
座上客常滿,樽中酒不空。

NHÂN LÃO TÂM VỊ LÃO , NHÂN CÙNG CHÍ MẠC CÙNG .
NHÂN VÔ THIÊN NHẬT HẢO, HOA VÔ BÁ NHẬT HỒNG .
SÁT NHÂN KHẢ THỨ , TÌNH LÝ NAN DUNG .
SẠ PHÚ BẤT TRI TÂN THỤ DỤNG , SẠ BẦN NAN CẢI CỰU GIA PHONG .
TOẠ THƯỢNG KHÁCH THƯỜNG MÃN , TÔN TRUNG TỬU BẤT KHÔNG .

屋漏更遭連年雨,行船又遇打頭風。
筍因落籜方成竹,魚為奔波始化龍。
記得少年騎竹馬,看看又是白頭翁。
禮義生於富足,盜賊出於貧窮。
天上眾星皆拱北,世間無水不朝東。

ỐC LẬU CÁNH TAO LIÊN NIÊN VŨ , HÀNH THUYỀN HỰU NGỘ ĐẢ ĐẦU PHONG .
DUẨN NHÂN LẠC THÁC PHƯƠNG THÀNH TRÚC , NGƯ VI BÔN BA THUỶ HOÁ LONG .
KÝ ĐẮC THIẾU NIÊN KỴ TRÚC MÃ , KHAN KHAN HỰU THỊ BẠCH ĐẦU ÔNG .
LỄ NGHĨA SINH VU PHÚ TÚC , ĐẠO TẶC XUẤT VU BẦN CÙNG .
THIÊN THƯỢNG CHÚNG TINH GIAI CỦNG BẮC , THẾ GIAN VÔ THUỶ BẤT TRIỀU ĐÔNG .

君子安平,達人知命。
忠言逆耳利於行,良藥苦口利於病。
順天者存,逆天者亡。
人為財死,鳥為食亡。
夫妻相合好,琴瑟與笙簧。

QUÂN TỬ AN BÌNH , ĐẠT NHÂN TRI MỆNH .
TRUNG NGÔN NGHịCH NHĨ LỢI VU HÀNH, LƯƠNG DƯỢC KHỔ KHẨU LỢI VU BỆNH .
THUẬN THIÊN GIẢ TỒN , NGHịCH THIÊN GIẢ VONG .
NHÂN VỊ TÀI TỬ , ĐIỂU VỊ THỰC VONG .
PHU THÊ TƯƠNG HỢP HẢO, CẦM SẮT DỮ SANH HOÀNG.

有兒貧不久,無子富不長。
善必壽老,惡必早亡。
爽口食多偏作藥,快心事過恐生殃。
富貴定要安本分,貧窮不必枉思量。
畫水無風空作浪,繡花雖好不聞香。

HỮU NHI BẦN BẤT CỬU , VÔ TỬ PHÚ BẤT TRƯỜNG.
THIỆN TẤT THỌ LÃO , ÁC TẤT TẢO VONG .
SẢNG KHẨU THỰC ĐA THIÊN TÁC DƯỢC , KHOÁI TÂM SỰ QUÁ KHỦNG SINH ƯƠNG .
PHÚ QUÍ ĐịNH YÊU AN BỔN PHẬN , BẦN CÙNG BẤT TẤT UỔNG TƯ LƯƠNG.
HOẠ THUỶ VÔ PHONG KHÔNG TÁC LÃNG , TÚ HOA TUY HẢO BẤT VĂN HƯƠNG .

貪他一斗米,失卻半年糧。
爭他一腳豚,反失一肘羊。
龍歸晚洞雲猶濕,麝過春山草木香。
平生只會量人短,何不回頭把自量。
見善如不及,見惡如探湯。

THAM THA NHẤT ĐẨU MỄ , THẤT KHƯỚC BÁN NIÊN LƯƠNG .
TRANH THA NHẤT CƯỚC ĐỒN , PHẢN THẤT NHẤT TRỬU DƯƠNG .
LONG QUI VÃN ĐỘNG VÂN DO THẤP , XẠ QUÁ XUÂN SƠN THẢO MỘC HƯƠNG .
BÌNH SINH CHỈ HỘI LƯƠNG NHÂN ĐOẢN , HÀ BẤT HỒI ĐẦU BẢ TỰ LƯƠNG.
KIẾN THIỆN NHƯ BẤT CẬP , KIẾN ÁC NHƯ THÁM THANG

Nguồn sưu tập

Kinh Thi Truyện

Tam Tự Kinh (三字經)

三字經
Tam Tự Kinh

玉 不 琢  Ngọc bất trác
不 成 器   Bất thành khí
人 不 學   Nhân bất học
不 知 理            Bất tri lý
幼 不 學        Ấu bất học
老 何 爲           Lão hà vi

三字經之清版
Tam Tự Kinh chi thanh bản

人之初  性本善  性相近  習相遠
苟不教  性乃遷    教之道  貴以專
Nhân chi sơ tính bản thiện tính tướng cận tập tương viễn
Cẩu bất giáo tính nãi thiên giáo chi đạo quý dĩ chuyên

昔孟母  擇鄰處  子不學  斷機杼
竇燕山  有義方  教五子  名俱揚
Tích mạnh mẫu     trạch lân xứ     tử bất học     đoạn cơ trữ
Đậu yến san     hữu nghĩa phương      giáo ngũ tử      danh câu dương

養不教  父之過  教不嚴  師之惰
子不學  非所宜  幼不學  老何為
Dưỡng bất giáo phụ chi quá giáo bất nghiêm sư chi nọa
Tử bất học phi sở nghi ấu bất học lão hà vi

玉不琢  不成器  人不學  不知理
為人子  方少時  親師友  習禮儀
Ngọc bất trác bất thành khí nhân bất học bất tri nghị
vi Nhân Tử phương thiểu thời thân sư hữu tập lễ nghi

香九齡  能溫席  孝於親  所當執
融四歲  能讓梨  弟於長  宜先知
Hương cửu linh năng ôn tịch hiếu ư thân sở đương chấp
dung tứ tuế năng nhượng lê đệ ư trường nghi tiên tri

首孝弟  次見聞  知某數  識某文
一而十  十而百  百而千  千而萬
Thủ hiếu đệ thứ kiến văn tri mỗ số thức mỗ văn
nhất nhi thập thập nhi bách bách nhi thiên thiên nhi vạn

三才者  天地人  三光者  日月星
三綱者  君臣義  父子親  夫婦順
Tam tài giả thiên địa nhân tam quang giả nhật nguyệt tinh
tam cương giả quân thần nghị phụ tử thân phu phụ thuận

曰春夏  曰秋冬  此四時  運不窮
曰南北  曰西東  此四方  應乎中
Viết xuân hạ viết thu đông thử tứ thời vận bất cùng
viết nam bắc viết tây đông thử tứ phương ứng hồ trung

曰水火  木金土  此五行  本乎數
曰仁義  禮智信  此五常  不容紊
Viết thủy hỏa mộc kim thổ thử ngũ hành bổn hồ số
viết nhân nghĩa lễ trí tín thử ngũ thường bất dung vặn

稻粱菽    麥黍稷    此六穀    人所食
馬牛羊    雞犬豕    此六畜    人所飼
Đạo lương thục mạch thử tắc thử lục cốc nhân sở thực
mã ngưu dương kê khuyển thỉ thử lục súc nhân sở tự

曰喜怒    曰哀懼    愛惡欲    七情具
匏土革     木石金    與絲竹   乃八音
Viết hỉ nộ viết ai cụ ái ác dục thất tình
cụ bào thổ cách mộc thạch kim dữ ti trúc nãi bát âm

高曾祖  父而身 身而子 子而孫
自子孫  至玄曾 乃九族 人之倫
Cao tằng tổ phụ nhi thân thân nhi tử tử nhi tôn
tự tử tôn chí huyền tằng nãi cửu tộc nhân chi luân

父子恩 夫婦從 兄則友 弟則恭
長幼序 友與朋 君則敬 臣則忠
Phụ tử ân phu phụ tùng huynh tắc hữu đệ tắc cung
trưởng ấu tự hữu dữ bằng quân tắc kính thần tắc trung

此十義  人所同   凡訓蒙 須講究
詳訓詁 名句讀    為學者 必有初
Thử thập nghị nhân sở đồng phàm huấn mông tu giảng cứu
tường huấn cổ danh cú độc vi học giả tất hữu sơ

小學終 至四書    論語者 二十篇
群弟子 記善言    孟子者 七篇止
Tiểu học chung chí Tứ Thư Luận Ngữ giả nhị thập thiên
quần đệ tử kí thiện ngôn Mạnh Tử giả thất thiên chỉ

  講道德   說仁義   作中庸 子思筆 
中不偏    庸不易    作大學 乃曾子
Giảng đạo đức thuyết nhân nghĩa tác trung dong tử tư bút 
trung bất thiên dong bất dịch tác đại học nãi tằng tử

自修齊   至平治   孝經通 四書熟 

如六經   始可讀   詩書易 禮春秋
Tự tu tề chí bình trị hiếu kinh thông Tứ Thư thục 
như lục kinh thủy khả độc Thi Thư dịch lễ xuân thu

號六經  當講求   有連山 有歸藏 
有周易   三易詳    有典謨 有訓誥
Hiệu lục kinh đương giảng cầu hữu liên sơn hữu quy tàng 
hữu chu dịch tam dịch tường hữu điển mô hữu huấn cáo

有誓命 書之奧 我周公 作周禮 
著六官 存治體 大小戴 注禮記
Hữu thệ mệnh thư chi áo ngã Chu Công tác chu lễ 
trước lục quan tồn trị thể đại tiểu đái chú Lễ Kí

述聖言 禮樂備 曰國風 曰雅頌 
號四詩 當諷詠 詩既亡 春秋作
Thuật thánh ngôn lễ nhạc bị viết quốc phong viết nhã tụng 
hiệu tứ thi đương phúng vịnh thi ký vong xuân thu tác

寓褒貶 別善惡 三傳者 有公羊 
有左氏 有穀梁 經既明 方讀子
Ngụ bao biếm biệt thiện ác Tam Truyện giả hữu công dương 
hữu tả thị hữu cốc lương kinh ký minh phương độc tử

撮其要 記其事 五子者 有荀楊 
文中子 及老莊 經子通 讀諸史
Toát kì yếu kí kì sự ngũ tử giả hữu tuân dương 
văn trung tử cập Lão Trang kinh tử thông độc chư sử

考世系 知終始 自羲農 至黃帝 
號三皇 居上世 唐有虞 號二帝
Khảo thế hệ tri chung thủy tự hy nông chí hoàng đế 
hiệu Tam Hoàng cư thượng thế đường hữu ngu hiệu nhị đế

相揖遜 稱盛世 夏有禹 商有湯 
周文武 稱三王 夏傳子 家天下
Tương ấp tốn xưng thịnh thế hạ hữu vũ thương hữu thang 
chu văn vũ xưng tam vương hạ truyền tử gia thiên hạ

四百載 遷夏社 湯伐夏 國號商 
六百載 至紂亡 周武王 始誅紂
Tứ bách tái thiên hạ xã thang phạt hạ quốc hiệu thương 
lục bách tái chí trụ vong chu Vũ Vương thủy tru trụ

八百載 最長久 周轍東 王綱墮 
逞干戈 尚遊說 始春秋 終戰國
Bát bách tái tối trường cửu chu triệt đông vương cương đọa 
sính can qua thượng du thuyết thủy xuân thu chung Chiến Quốc

五霸強 七雄出 嬴秦氏 始兼并 
傳二世 楚漢爭 高祖興 漢業建
Ngũ Bá cường Thất Hùng xuất doanh tần thị thủy kiêm tịnh 
truyền nhị thế sở hán tranh cao tổ hưng hán nghiệp kiến

至孝平 王莽篡 光武興 為東漢 
四百年 終於獻 蜀魏吳 爭漢鼎
Chí hiếu bình Vương Mãng soán quang vũ hưng vi đông hán 
tứ bách niên chung ư hiến thục ngụy ngô tranh hán đỉnh

曰喜怒 曰哀懼 愛惡欲 七情具
匏土革 木石金 與絲竹 乃八音
Viết hỉ nộ viết ai cụ ái ác dục thất tình cụ
bào thổ cách mộc thạch kim dữ ti trúc nãi bát âm

高曾祖 父而身 身而子 子而孫
自子孫 至玄曾 乃九族 人之倫
Cao tằng tổ phụ nhi thân thân nhi tử tử nhi tôn
tự tử tôn chí huyền tằng nãi cửu tộc nhân chi luân

父子恩 夫婦從 兄則友 弟則恭
長幼序 友與朋 君則敬 臣則忠
Phụ tử ân phu phụ tùng huynh tắc hữu đệ tắc cung
trưởng ấu tự hữu dữ bằng quân tắc kính thần tắc trung

此十義 人所同 凡訓蒙 須講究
詳訓詁 名句讀 為學者 必有初
Thử thập nghị nhân sở đồng phàm huấn mông tu giảng cứu
tường huấn cổ danh cú độc vi học giả tất hữu sơ

小學終 至四書 論語者 二十篇
群弟子 記善言 孟子者 七篇止
Tiểu học chung chí Tứ Thư Luận Ngữ giả nhị thập thiên
quần đệ tử kí thiện ngôn Mạnh Tử giả thất thiên chỉ

講道德 說仁義 作中庸 子思筆 中不偏 庸不易 作大學 乃曾子
Giảng đạo đức thuyết nhân nghĩa tác trung dong tử tư bút 
trung bất thiên dong bất dịch tác đại học nãi tằng tử

自修齊 至平治 孝經通 四書熟 
如六經 始可讀 詩書易 禮春秋
Tự tu tề chí bình trị hiếu kinh thông Tứ Thư thục 
như lục kinh thủy khả độc Thi Thư dịch lễ xuân thu

號六經 當講求 有連山 有歸藏 有周易 三易詳 有典謨 有訓誥
Hiệu lục kinh đương giảng cầu hữu liên sơn hữu quy
tàng hữu chu dịch tam dịch tường hữu điển mô hữu huấn cáo

有誓命 書之奧 我周公 作周禮 
著六官 存治體 大小戴 注禮記
Hữu thệ mệnh thư chi áo ngã Chu Công tác chu lễ 
trước lục quan tồn trị thể đại tiểu đái chú Lễ Kí

述聖言 禮樂備 曰國風 曰雅頌 
號四詩 當諷詠 詩既亡 春秋作
Thuật thánh ngôn lễ nhạc bị viết quốc phong viết nhã tụng 
hiệu tứ thi đương phúng vịnh thi ký vong xuân thu tác

寓褒貶 別善惡 三傳者 有公羊 
有左氏 有穀梁 經既明 方讀子
Ngụ bao biếm biệt thiện ác Tam Truyện giả hữu công dương 
hữu tả thị hữu cốc lương kinh ký minh phương độc tử

撮其要 記其事 五子者 有荀楊 
文中子 及老莊 經子通 讀諸史
Toát kì yếu kí kì sự ngũ tử giả hữu tuân dương 
văn trung tử cập Lão Trang kinh tử thông độc chư sử

考世系 知終始 自羲農 至黃帝 
號三皇 居上世 唐有虞 號二帝
Khảo thế hệ tri chung thủy tự hy nông chí hoàng đế 
hiệu Tam Hoàng cư thượng thế đường hữu ngu hiệu nhị đế

相揖遜 稱盛世 夏有禹 商有湯 
周文武 稱三王 夏傳子 家天下
Tương ấp tốn xưng thịnh thế hạ hữu vũ thương hữu thang 
chu văn vũ xưng tam vương hạ truyền tử gia thiên hạ

四百載 遷夏社 湯伐夏 國號商 
六百載 至紂亡 周武王 始誅紂
Tứ bách tái thiên hạ xã thang phạt hạ quốc hiệu thương l
ục bách tái chí trụ vong chu Vũ Vương thủy tru trụ

八百載 最長久 周轍東 王綱墮 
逞干戈 尚遊說 始春秋 終戰國
Bát bách tái tối trường cửu chu triệt đông vương cương đọa 
sính can qua thượng du thuyết thủy xuân thu chung Chiến Quốc

五霸強 七雄出 嬴秦氏 始兼并 
傳二世 楚漢爭 高祖興 漢業建
Ngũ Bá cường Thất Hùng xuất doanh tần thị thủy kiêm tịnh 
truyền nhị thế sở hán tranh cao tổ hưng hán nghiệp kiến

至孝平 王莽篡 光武興 為東漢 
四百年 終於獻 蜀魏吳 爭漢鼎
Chí hiếu bình Vương Mãng soán quang vũ hưng vi đông hán 
tứ bách niên chung ư hiến thục ngụy ngô tranh hán đỉnh

號三國 迄兩晉 宋齊繼 梁陳承 
為南朝 都金陵 北元魏 分東西
Hiệu Tam Quốc hất lưỡng tấn tống tề kế lương trần thừa 
vi Nam Triều đô kim lăng bắc Nguyên Ngụy phân đông tây

宇文周 與高齊 迨至隋 一土宇 
不再傳 失統緒 唐高祖 起義師
Vũ văn chu dữ cao tề đãi chí tùy nhất thổ vũ 
bất tái truyền thất thống tự Đường Cao Tổ khởi nghĩa sư

除隋亂 創國基 二十傳 三百載 
梁滅之 國乃改 梁唐晉 及漢周
Trừ tùy loạn sáng quốc cơ nhị thập truyền tam bách tái 
lương diệt chi quốc nãi cải lương đường tấn cập hán chu

稱五代 皆有由 炎宋興 受周禪 
十八傳  南北混 遼與金 皆稱帝
Xưng Ngũ Đại giai hữu do viêm tống hưng thụ chu thiện 
thập bát truyền nam bắc hỗn liêu dữ kim giai xưng đế

元滅金 絕宋世 蒞中國 兼戎狄
九十年 國祚廢  太祖興 國大明
Nguyên diệt kim tuyệt tống thế lị Trung Quốc kiêm nhung địch
cửu thập niên quốc tộ phế thái tổ hưng Quốc Đại minh

號洪武  都金陵  迨成祖 遷燕京
十七世  至崇禎 權閹肆 寇如林
Hiệu hồng vũ đô kim lăng đãi thành tổ thiên Yên Kinh
thập thất thế chí sùng trinh quyền yêm tứ khấu như lâm

至李闖 神器焚 清太祖 膺景命 
靖四方  克大定 廿一史 全在茲
Chí lý sấm thần khí phần thanh thái tổ ưng cảnh mệnh 
tĩnh tứ phương khắc đại định nhập nhất sử toàn tại tư

載治亂 知興衰   讀史書 考實錄 
通古今    若親目  口而誦 心而維
Tái trị loạn tri hưng suy độc sử thư khảo thực lục 
thông cổ kim nhược thân mục khẩu nhi tụng tâm nhi duy

朝於斯 夕於斯 昔仲尼 師項橐 
古聖賢 尚勤學 趙中令 讀魯論
Triều ư tư tịch ư tư tích trọng ni sư hạng thác 
cổ thánh hiền thượng cần học triệu trung lệnh độc lỗ luận

彼既仕 學且勤 披蒲編 削竹簡 
彼無書 且知勉 頭懸梁 錐刺股
Bỉ ký sĩ học thả cần phi bồ biên tước trúc giản 
bỉ vô thư thả tri miễn đầu huyền lương trùy thích cổ

彼不教 自勤苦 如囊螢 如映雪 
家雖貧 學不輟 如負薪 如掛角
Bỉ bất giáo tự cần khổ như nang huỳnh như ánh tuyết 
gia tuy bần học bất xuyết như phụ tân như quải giác

身雖勞 猶苦卓 蘇老泉 二十七 
始發憤 讀書籍 彼既老 猶悔遲
Thân tuy lao do khổ trác tô lão tuyền nhị thập thất 
thủy phát phẫn độc thư tịch bỉ ký lão do hối trì

爾小生 宜早思 若梁灝 八十二 
對大廷 魁多士 彼既成 眾稱異
Nhĩ tiểu sinh nghi tảo tư nhược lương hạo bát thập nhị 
đối đại đình khôi đa sĩ bỉ ký thành chúng xưng dị

爾小生 宜立志 瑩八歲 能詠詩 
泌七歲 能賦棋 彼穎悟 人稱奇
Nhĩ tiểu sinh nghi lập chí oánh bát tuế năng vịnh thi 
tất thất tuế năng phú kỳ bỉ dĩnh ngộ nhân xưng kì

爾幼學 當效之 蔡文姬 能辨琴 
謝道韞 能詠吟 彼女子 且聰敏
Nhĩ ấu học đương hiệu chi thái văn cơ năng biện cầm 
tạ đạo uẩn năng vịnh ngâm bỉ nữ tử thả thông mẫn

爾男子 當自警 唐劉晏 方七歲 
舉神童 作正字 彼雖幼 身己仕
Nhĩ nam tử đương tự cảnh đường lưu yến phương thất tuế 
cử thần đồng tác chính tự bỉ tuy ấu thân kỷ sĩ

爾幼學 勉而致 有為者 亦若是
犬守夜 雞司晨  苟不學 曷為人
Nhĩ ấu học miễn nhi trí hữu vi giả diệc nhược thị
khuyển thủ dạ kê ti thần cẩu bất học hạt vi nhân

蠶吐絲 蜂釀蜜  人不學 不如物
幼而學 壯而行 上致君 下澤民
Tàm thổ ti phong nhưỡng mật nhân bất học bất như vật
ấu nhi học tráng nhi hành thượng trí quân hạ trạch dân

揚名聲 顯父母 光於前 裕於後
人遺子 金滿籯 我教子 惟一經
Dương danh thanh hiển phụ mẫu quang ư tiền dụ ư hậu
nhân di tử kim mãn doanh ngã giáo tử duy nhất kinh

勤有功 戲無益 戒之哉 宜勉力
Cần hữu công hí vô ích giới chi tai nghi miễn lực
===================================================
民國重定版
Dân quốc trọng định bản

人之初 性本善 性相近 習相遠 苟不教 性乃遷 教之道 貴以專
昔孟母 擇鄰處 子不學 斷機杼 荀季和 有義方 教八子 名俱揚
養不教 父之過 教不嚴 師之惰 子不學 非所宜 幼不學 老何為
玉不琢 不成器 人不學 不知義 為人子 方少時 親師友 習禮儀
香九齡 能溫席 孝於親 所當執 融四歲 能讓梨 弟於長 宜先知
首孝弟 次見聞 知某數 識某文 一而十 十而百 百而千 千而萬
三才者 天地人 三光者 日月星 三綱者 君臣義 父子親 夫婦順
曰春夏 曰秋冬 此四時 運不窮 曰南北 曰西東 此四方 應乎中
曰水火 木金土 此五行 本乎數 十干者 甲至癸 十二支 子至亥
曰黃道 日所躔 曰赤道 當中權 赤道下 溫暖極 我中華 在東北
寒燠均 霜露改 右高原 左大海 曰江河 曰淮濟 此四瀆 水之紀
曰岱華 嵩恆衡 此五岳 山之名 古九州 今改制 稱行省 二十二
曰士農 曰工商 此四民 國之良 醫卜相 皆方技 星堪輿 小道泥
地所生 有草木 此植物 遍水陸 有蟲魚 有鳥獸 此動物 能飛走
稻粱菽 麥黍稷 此六穀 人所食 馬牛羊 雞犬豕 此六畜 人所飼
曰喜怒 曰哀懼 愛惡欲 七情具 曰仁義 禮智信 此五常 不容紊
青赤黃 及白黑 此五色 目所識 酸苦甘 及辛咸 此五味 口所含
膻焦香 及腥朽 此五臭 鼻所嗅 宮商角 及徵羽 此五音 耳所取
匏土革 木石金 與絲竹 乃八音 曰平上 曰去入 此四聲 宜調協
九族者 序宗親 高曾祖 父而身 身而子 子而孫 自子孫 至玄曾
五倫者 始夫婦 父子先 君臣後 次兄弟 及朋友 當順敘 勿違負
有伯叔 有舅甥 婿婦翁 三黨名 斬齊衰 大小功 至緦麻 五服終
凡訓蒙 須講究 詳訓詁 名句讀 禮樂射 御書數 古六藝 今不具
惟書學 人共遵 既識字 講說文 有古文 大小篆 隸草繼 不可亂
若廣學 懼其繁 但略說 能知原 為學者 必有初 小學終 至四書
論語者 二十篇 群弟子 記善言 孟子者 七篇是 辨王霸 說仁義
中庸者 子思筆 中不偏 庸不易 大學者 學之程 自修齊 至治平
此二篇 在禮記 今單行 本元晦 四書通 孝經熟 如六經 始可讀
六經者 統儒術 文周作 孔子述 易詩書 禮春秋 樂經亡 餘可求
有連山 有歸藏 有周易 三易詳 有典謨 有訓誥 有誓命 書之奧
有國風 有雅頌 號四詩 當諷詠 周禮者 著六官 儀禮者 十七篇
大小戴 集禮記 述聖言 禮法備 王跡熄 春秋作 寓褒貶 別善惡
三傳者 有公羊 有左氏 有穀梁 爾雅者 善辨言 求經訓 此莫先
注疏備 十三經 惟大戴 疏未成 左傳外 有國語 合群經 數十五
經既明 方讀子 撮其要 記其事 古九流 多亡佚 取五種 備文質
五子者 有荀楊 文中子 及老莊 經子通 讀諸史 考世系 知終始
自羲農 至黃帝 並頊嚳 在上世 堯舜興 禪尊位 號唐虞 為二帝
夏有禹 商有湯 周文武 稱三王 夏傳子 家天下 四百載 遷夏社
湯伐夏 國號商 六百載 至紂亡 周武王 始誅紂 八百載 最長久
周共和 始紀年 歷宣幽 遂東遷 周道衰 王綱墮 逞干戈 尚遊說
始春秋 終戰國 五霸強 七雄出 嬴秦氏 始兼并 傳二世 楚漢爭
高祖興 漢業建 至孝平 王莽篡 光武興 為東漢 四百年 終於獻
魏蜀吳 爭漢鼎 號三國 迄兩晉 宋齊繼 梁陳承 為南朝 都金陵
北元魏 分東西 宇文周 與高齊 迨至隋 一土宇 不再傳 失統緒
唐高祖 起義師 除隋亂 創國基 二十傳 三百載 梁滅之 國乃改
梁唐晉 及漢周 稱五代 皆有由 趙宋興 受周禪 十八傳 南北混
遼與金 皆夷裔 元滅金 絕宋世 蒞中國 兼戎狄 九十年 反沙磧
太祖興 稱大明 紀洪武 都南京 迨成祖 遷宛平 十六世 至崇禎
權閹肆 流寇起 自成入 神器毀 清太祖 興遼東 金之後 受明封
至世祖 乃大同 十二世 清祚終 凡正史 廿四部 益以清 成廿五
史雖繁 讀有次 史記一 漢書二 後漢三 國志四 此四史 最精緻
先四史 兼證經 參通鑑 約而精 歷代事 全在茲 載治亂 知興衰
讀史書 考實錄 通古今 若親目 漢賈董 及許鄭 皆經師 能述聖
宋周程 張朱陸 明王氏 皆道學 屈原賦 本風人 逮鄒枚 暨卿雲
韓與柳 並文雄 李若杜 為詩宗 凡學者 宜兼通 翼聖教 振民風
口而誦 心而維 朝於斯 夕於斯 昔仲尼 師項橐 古聖賢 尚勤學
趙中令 讀魯論 彼既仕 學且勤 披蒲編 削竹簡 彼無書 且知勉
火焠掌 錐刺股 彼不教 自勤苦 如囊螢 如映雪 家雖貧 學不輟
如負薪 如掛角 身雖勞 猶苦卓 蘇明允 二十七 始發憤 讀書籍
彼既老 猶悔遲 爾小生 宜早思 若荀卿 年五十 遊稷下 習儒業
彼既成 眾稱異 爾小生 宜立志 瑩八歲 能詠詩 泌七歲 能賦棋
彼穎悟 人稱奇 爾幼學 當效之 蔡文姬 能辨琴 謝道韞 能詠吟
彼女子 且聰敏 爾男子 當自警 唐劉晏 方七歲 舉神童 作正字
彼雖幼 身己仕 爾幼學 勉而致 犬守夜 雞司晨 苟不學 曷為人
蠶吐絲 蜂釀蜜 人不學 不如物 幼習業 壯致身 上匡國 下利民
揚名聲 顯父母 光於前 裕於後 人遺子 金滿籯 我教子 惟一經
勤有功 戲無益 戒之哉 宜勉力

Nguồn sưu tập